Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 35 - 120)

5. Bố cục của đề tài

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu về Giống:

- Đối với các loài cây trồng lâm nghiệp chính được công bố trong Danh mục của Bộ Nông nghiệp và PTNT như Keo tai tượng, Thông mã vĩ… cần phải tuân thủ theo Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quy định đó là cây trồng phải được công nhận nguồn gốc giống và sử dụng đúng vùng quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chất lượng cây giống đem trồng rừng phải đảm bảo tiêu chuẩn theo từng loài quy định (chiều cao, độ tuổi, đường kính gốc…).

* Chỉ tiêu về mật độ:

Công thức tính mật độ: x 10.000

Trong đó: N là mật độ

n là số cây trong OTC S là diện tích OTC

- Mật độ trồng rừng sản xuất đối với loài cây Keo tai tượng là: 1.600 cây/ha (cây cách cây 2,5m; hàng cách hàng 2,5m).

- Mật độ trồng rừng sản xuất đối với loài cây Keo lai là: 1.330 cây/ha (cây cách cây 2,5m; hàng cách hàng 3,0 m).

- Mật độ trồng rừng sản xuất đối với loài cây Mỡ: 2.500 cây/ha (cây cách cây 2,0 m; hàng cách hàng 2,0 m). * Các chỉ tiêu bình quân: Công thức tính số bình quân: n Xi X n i    1

- Các số bình quân như: Đường kính 1,3 mét bình quân, chiều cao vút ngọn bình quân, đường kính tán lá bình quân, diện tích bình quân, trữ lượng rừng bình quân, thu nhập bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn

Ba Bể là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 68.412,28 ha. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp có: 54.875,80 ha chiếm 74% tổng diện tích của huyện. Nền sản xuất chính vẫn là Nông - Lâm nghiệp, công nghiệp nhỏ lẻ chưa phát triển. Là huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp, tài nguyên rừng và đất rừng phong phú, đây là thế mạnh trong việc phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý

Huyện Ba Bể nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn gồm 15 xã và 01 thị trấn gồm các xã: Chu Hương, Mỹ Phương, Yến Dương, Địa Linh, Thượng Giáo, Hà Hiệu, Phúc Lộc, Bành Trạch, Cao Trĩ, Cao Thượng, Khang Ninh, Nam Mẫu, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Đồng Phúc và thị trấn Chợ Rã.

Phía Bắc giáp huyện Pác Nặm, và tinh Cao Bằng Phía Nam giáp huyện Bạch Thông

Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn

Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang

Thị trấn Chợ Rã là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện cách thị xã Bắc Kạn 50 km về phía Bắc.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Ba Bể có địa hình phức tạp hầu hết là núi cao chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ cao tuyệt đối trung bình toàn huyện 500-600m, cao nhất là dãy núi Phia Bjoóc chạy dài từ xã Thượng Giáo đến xã Mỹ Phương đỉnh cao nhất 1.502m và thấp nhất là xã Chu Hương 250m. Nhìn tổng thể địa hình huyện có hướng thấp dần từ tây nam sang đông bắc, được chia làm 2 dạng địa hình chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa hình vùng núi đá: Tập trung nhiều ở các xã Mỹ Phương, Bành Trạch và Thượng Giáo, ngoài ra còn còn có các dải núi đá xen kẽ núi đất nằm rải rác ở phía bắc huyện. Đặc điểm là những khối đá riêng biệt hoặc liền dải, dạng lởm chởm sườn dựng đứng, xen kẽ là những thung lũng xâm thực bằng, thấp.

Địa hình vùng núi đất: Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, gồm các dãy núi liên tiếp nhau kéo dài có độ cao thay đổi từ 300- 700m. Địa hình vùng này rất phức tạp hầu hết các dãy núi có đỉnh nhọn độ dốc lớn. Xen kẽ giữa các dãy núi chạy dọc theo các sông , suối lớn là các thung lũng được khai thác để trồng cây nông nghiệp. Vùng này thực vật đa dạng phong phú, đất đai tốt còn mang tính chất đất rừng, tầng đất dày. Một số nơi do canh tác nương rẫy nên độ che phủ thấp đất đai bị xói mòn rửa trôi mạnh, hàm lượng chất mùn suy giảm nhiều.

3.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn - Khí hậu

Khí hậu huyện Ba Bể mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 mùa này nóng ẩm, mưa nhiều hay xuất hiện gió lốc và lũ quét. Mùa đông từ tháng 10 kéo dài đến tháng 3 năm sau, mùa này lạnh, khô hanh, có gió mùa đông bắc, đôi khi xuất hiện sương muối ảnh hưởng đến cây trồng.

Nhiệt độ trung bình năm từ 230C , nhiệt độ cao nhất là 370C ; nhiệt độ thấp nhất là 20

C.

Nhìn chung điều kiện khí hậu của huyện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp.

- Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Ba Bể có lưu vực của sông Năng gồm nhánh chính và phụ lưu như sau:

- Nhánh chính: Sông Năng bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) chảy qua địa phận huyện Pác Nặm, Ba Bể qua các xã Bành Trạch,Thượng Giáo, Khang Ninh, Cao Thượng rồi hợp với sông Gâm.

- Phụ lưu: Sông Hà Hiệu gồm 2 nhánh, nhánh thứ nhất bắt nguồn từ các xã phía Tây nam của huyện Ngân Sơn chảy qua các xã Hà Hiệu, Bành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trạch rồi đổ vào sông Năng tại bản Nà Niếng (phía tây nam xã Bành Trạch cách huyện lỵ Ba Bể khoảng 4 km về phía đông); nhánh thứ 2 được bắt nguồn từ dãy núi Hoa Sơn thuộc địa phận xã Mỹ Phương rồi chảy qua xã Chu Hương, hợp với sông Hà Hiệu tại xã Hà Hiệu.

Nhìn chung địa bàn huyện Ba Bể khá giàu nguồn nước. Sự phân phối nước trong năm giữa 2 mùa được phân biệt rõ rệt. Mùa lũ thường xảy ra vào tháng 7 và 8 mùa cạn vào tháng 12, tháng 1. Tuy hệ thống sông suối khá dày nhưng nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh, việc vận chuyển và đi lại bằng đường thuỷ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm. Một số con suối thường bị cạn về mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh nên có thể xảy ra lũ quét ở miền núi.

3.1.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

Từ các yếu tố về khí hậu, thời tiết, địa chất và thực vật đã tạo nên đất đai của huyện rất đa dạng với đầy đủ các nhóm đất thuỷ thành, bán thuỷ thành và địa thành.

- Đất địa thành bao gồm các loại chính sau:

+ Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj) có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập chung và nhiều nhất là xã Phúc Lộc, Hà Hiệu. Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu nhưng lân dễ tiêu lại nghèo, đất chua.

+ Đất Feralit mùn trên núi cao 700 m (FH), phân bố ở các xã trong huyện. Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải, thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit, loại đất này phân bố ở các xã Mỹ Phương, Chu Hương và Địa Linh. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.

+ Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (FQv), phân bố chủ yếu ở Thượng Giáo, tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit (FQa), loại đất này phân bố chủ yếu ở xã Cao Trĩ và Thượng Giáo. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính. + Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (FQv), phân bố ở hầu khắp các xã trong vùng nhưng chủ yếu tập trung ở xã Cao Thượng, tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

- Đất Thuỷ thành và bán thuỷ thành (dốc tụ và phù sa):

Đất này được hình thành do bồi đắp phù sa của sông suối và sản phẩm xói mòn của đồi núi tích tụ lại ở kiểu địa hình thung lũng, máng trũng. Loại này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, đất tốt, tầng dày, màu nâu xám và tơi xốp bao gồm đất phù sa sông, đất dốc tụ trồng lúa nước, đất phù sa ngòi suối. Đất này thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Bảng 3.1. Phân loại đất đai theo đơn vị hành chính

Đơn vị: Ha

Các loại đất đai Huyện Ba Bể Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích 68.412,0 100%

1. Đất nông nghiệp 61.689,3 90%

- Đất sản xuất nông nghiệp 6.813,5 10%

- Đất lâm nghiệp 54.875,8 80%

2. Đất phi nông nghiệp 2.154,8 3%

3. Đất chưa sử dụng 4.567,9 7%

(Nguồn: Quy hoạch BVPTR năm 2009)

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm dân số - lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hóa, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Sản xuất nông lâm nghiệp đòi hỏi cần phải có một lực lượng lao động tương đối lớn và theo thời vụ, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đồng thời cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Huyện Ba Bể có 16 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 15 xã và 01 thị trấn) trong đó 9/16 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và là một trong 63 huyện nghèo nhất nước. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện Ba Bể gồm với 7 dân tộc anh em, gồm: Dân tộc Tày; Kinh; Dao; Nùng và một số ít các dân tộc khác. Dân số huyện Ba Bể năm 2012 là 47.664 người, mật độ dân số bình quân 69,07 người/km2

, dân số nông thôn chiếm 92% và dân số thành thị chiếm 8%. Dân số phân bố không đều tạo ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các xã vùng cao có mật độ dân số thấp, không đủ lao động để khai thác tiềm năng tự nhiên, do đó điều hòa dân số và lao động giữa các vùng cho hợp lý để khai thác tiềm năng cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Ba Bể từ năm 2008 đến năm 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 46.261 46.615 46.908 47.249 47.664

2. Tổng số hộ Hộ 10.155 10.389 10.580 10.770 10.963

3. Tổng lao động LĐ 26.208 26.415 26.581 26.774 26.994

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2012 là 26.994 lao động chiếm 56,2% tổng dân số. Trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 90% chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp; các ngành khác như hành chính, thương mại, công nghiệp chiếm 10%. Trình độ dân trí ở các dân tộc, các vùng khác nhau, vùng sâu, vùng xa thường trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo so với vùng trung tâm, vì vậy cần có giải pháp nâng cao trình độ cho người lao động, nhân cao dân trí cho các vùng. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản kinh tế xã hội của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội qua 5 năm 2008 - 2012

Huyện Ba Bể có tài nguyên rừng và đất rừng phong phú, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên người dân chưa phát huy được thế mạnh đó do vậy giá trị nông lâm nghiệp mang lại chưa cao. Cụ thể được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tình thu nhập kinh tế của huyện Ba Bể từ năm 2008 - 2012

Chỉ tiêu

Thu nhập bình quân (triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Công nghiệp 8.783 10.860 14.950 14.300 15.054 2. Nông nghiệp 10.439 12.166 14.127 17.416 20.474 3. Dịch vụ 128.569 150.778 172.742 217.084 259.292 Tổng 147.791 173.804 201.819 248.800 294.820

(Nguồn: Niên giám thống kê)

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện Ba Bể giai đoạn từ 2008 - 2012, nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong năm năm qua đạt mức khá cao, duy trì tương đối ổn định qua các thời kỳ năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiên tai liên tiếp xảy ra nhưng kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn duy trì được tăng trưởng khá ổn định. Năm 2012 tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 28.229 tấn, tăng 4,21% so với năm 2011, mức bình quân lương thực đầu người 550 kg/người/năm tăng 50 kg so với 2011; Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp bước đầu phát triển khả quan, toàn huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh trong đó có 03 đơn vị hoạt động với quy mô vừa và tương đối ổn định, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 500 lao động tại địa phương, tổng doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách năm 2012 đạt 6,3 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong những năm qua đạt cao song chưa bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh tế còn khá nhỏ bé.

3.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng - Về hạ tầng giao thông:

Huyện có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, 100% số xã có đường giao thông được nhựa hóa từ huyện đến trung tâm xã và hình thành mạng lưới liên hoàn trong toàn huyện và nối với các địa phương khác. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường chính như: Quốc lộ 279 chạy qua địa bàn huyện với chiều dài 30 km, đường 258 từ Phủ Thông đi hồ Ba Bể dài 50 km ngoài ra còn các tuyến đường liên huyện như Thượng Giáo đi Bằng Phúc (đường Đồn Đèn), Chu Hương đi Hà Hiệu, Hà Hiệu đi Nguyên Bình (đường 212)…

Mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển lâm nghiệp phục vụ trồng rừng và khai thác còn rất hạn chế gây khó khăn cho vận chuyển lâm sản đến nơi tập kết để tiêu thụ.

- Về hệ thống điện - năng lượng:

Toàn huyện có 100% số xã có điện lưới quốc gia, số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 70%, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá, điện khí hoá nông thôn.

Trên địa bàn huyện có nhà máy thủy điện Tà Làng công suất 3,5MW đã đi vào hoạt động, ngoài ra dự án xây dựng thủy điện Sông Năng cũng đang được triển khai xây dựng với công suất thiết kế 5,0 MW.

3.1.2.4. Đặc điểm văn hóa xã hội - Về Y tế:

Theo số liệu thống kê năm 2012, trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa với 84 giường bệnh và 16 trạm y tế xã, toàn ngành có 142 cán bộ y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Những năm qua, Ngành y tế đã có nhiều cố gắng, các Chương trình Quốc gia về y tế đều được triển khai tích cực và đã

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 35 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)