0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT NHẰM TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (Trang 45 -47 )

5. Bố cục của đề tài

3.2.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất

Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất ở huyện Ba Bể nói riêng có thể chia thành 03 giai đoạn như sau:

3.2.1.1. Giai đoạn trước 1993

Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện được giao toàn bộ cho Lâm trường Ba Bể quản lý. Nguồn vốn trồng rừng giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm từ Bộ Lâm nghiệp cũ.

3.2.1.2. Giai đoạn từ 1993 đến 1998

Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1993-1995): Rừng trồng sản xuất được xây dựng trên quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi Lâm Trường Ba Bể từ nguồn vốn vay ưu đãi. Chương trình 327 (1993-1998) được thực hiện trên địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bàn 15 xã của huyện. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập chung vào các loài cây như Thông mã vĩ (Pinus

massoniana Lamb). Sau khi có điều chỉnh bổ sung, rừng trồng được xây dựng

theo phương thức hỗn giao giữa các cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả, cây đặc sản. Các loài cây trồng chính bao gồm Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Fuss ), Trám trắng (Canarium album), Mỡ (Manglietia glauca), Muồng đen… với diện tích trồng dự án đã đạt được 1.031ha. Chương trình trồng rừng PAM 5322 “Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” do Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm 1997- 2000. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án.

Dự án PAM 5322 đã có những đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của huyện Ba Bể. Diện tích rừng trồng dự án đạt được 2.599 ha. Các cây trồng rừng chính là Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), Hồi (Illicium

verum Hock), Mỡ (Manglietia glauca), Trám trắng (Canarium album), Lát (Chukrasia tabularis A.Fuss) với phương thức trồng thuần loài và hỗn loài. Với mỗi ha rừng trồng, người dân được nhận 350 kg gạo và giống cây con, phân bón để trồng rừng.

3.2.1.3. Giai đoạn từ 1998 đến nay

Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng theo quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661, Dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Loài cây trồng chính là Mỡ (Manglietia glauca), Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), Keo Tai Tượng (Acacia mangium), ngoài ra Lâm trường Ba Bể cũng đã đưa vào trồng loài Keo lai đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng phương pháp giâm hom, Thông Caribê có nguồn gốc nhập nội, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT NHẰM TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (Trang 45 -47 )

×