Giải pháp về chính sách và thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 91 - 95)

5. Bố cục của đề tài

4.2.5. Giải pháp về chính sách và thị trường

- Phải có chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chính sách đã có một cách toàn diện và khoa học.

Đã đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng rừng sản xuất một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan và khoa học, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô về hai mặt được và chưa được, đưa ra những đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền, trong đó có tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng.

- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của các địa phương cần được nâng cao cả về trình độ cán bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát. Ngành NN & PTNT cần có một bộ phận chuyên trách có đủ khả năng trình độ kể cả kinh phí và đầu tư, thường xuyên cập nhật, phát hiện được những thành công và bất cập, tham mưu kịp thời cho Nhà nước. Đây cũng là tổ chức tham mưu đưa ra kế hoạch nghiên cứu và xây dựng chính sách trung hạn và dài hạn để Nhà nước có chương trình nghiên cứu một cách chủ động, tránh tình trạng chỉ đi điều tra khảo sát một vài nơi rồi đề ra chính sách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì ưu đãi và giảm lãi suất. Tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các ngành hàng sản xuất ngay trong ngành NN & PTNT dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ thâm canh tăng năng suất, trong đó trồng rừng sản xuất không phải chỉ thực hiện ở những nơi đất xấu, ở vùng sâu, vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào ưu đãi lãi suất thấp, sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải từ vận động để sản xuất kinh doanh có lãi.

- Đối với những diện tích trồng rừng sản xuất tập trung quy mô lớn và vừa (rừng liền vùng, liền khoảnh), diện tích rừng trồng xa khu dân cư nên tiếp tục hình thức tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn như làm đất trồng rừng...

- Đối với những diện tích đất trồng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh doanh.

- Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khích khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối kỳ.

- Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng rừng sản xuất trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng rừng sản xuất ngay tại thời điểm đó mà có thể trồng cây nông nghiệp ngắn ngày có tính chất cố định đạm như đỗ tương để cải tạo đất sau đó mới trồng rừng.

Tuy nhiên, để tạo được động lực trồng rừng sản xuất đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện sản xuất và tiêu thụ khó khăn, dân trí thấp cần có những ưu tiên trong việc vay vốn và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế biến, thị trường,... Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa như huyện Ba Bể về vốn đầu tư, thị trường, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng.

- Cần có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng rừng sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến phân bón, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành,... tạo được ra hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích lũy vốn tích lũy vốn đầu từ trồng rừng, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào vốn vay.

Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ sử dụng các giống và kỹ thuật mới, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất với các cơ quan nghiên cứu khoa học như Trường Đại học Lâm nghiệp, Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và Viện KH Lâm Nghiệp Việt Nam để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.

- Có hướng dẫn cụ thể và bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, các luật khuyến khích đầu tư đã tạo được khung pháp lý để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất như ưu đãi các vùng khó khăn, miễn thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế đất,... Tuy nhiên, thực tế đã qua mà hiệu quả thu được chưa đủ sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Vốn đầu tư là cực kỳ quan trọng, vốn từ quỹ đầu tư hỗ trợ quốc gia cũng vô cùng cần thiết nhưng không thể đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tác, mặt khác không phải ai cũng có thể tiếp cần được với nguồn vốn này, đặc biệt là các hộ gia đình. Vì vậy, việc thu hút các nguồn vốn khác của xã hội đầu tư vào trồng rừng sản xuất là vô cùng cần thiết, đặc biệt là các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với cây ngắn ngày thường bỏ qua nhân tố thời gian và tính hiệu quả của trồng trọt dựa trên hiệu số giữa doanh thu và chi phí. Khi tổng thu lớn hơn tổng chi thì người sản xuất thu được lợi nhuận có giá trị dương và hoạt động sản xuất được đánh giá là khả thi về mặt kinh tế. Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn cao và tập trung trong 1-2 năm đầu, người trồng rừng thường có nhu cầu vay vốn để trồng rừng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đầu tư đủ sức thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia trồng rừng sản xuất.

Chính sách tự chủ sản xuất kinh doanh và hưởng lợi từ sản phẩm rừng trồng sản xuất cần thực sự thông thoáng; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại lâm nghiệp. Kinh nghiệm ở một số nơi đã phát triển rừng trồng sản xuất mạnh như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái,... cho thấy các trang trại Lâm nghiệp thực sự có vai trò không nhỏ cho sự phát triển trồng rừng sản xuất.

- Có quy hoạch vùng trồng rõ ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế người dân cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của người dân).

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò rất quan trọng và mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, chính vì vậy để làm tốt công việc này các doanh nghiệp, đơn vị chế biến, sản xuất kinh doanh lâm sản cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm kiếm mở rộng thị trường, bạn hàng để có thị trưởng ổn định, nhất là xuất khẩu trực tiếp không phải tiêu thụ qua trung gian.

Cần phải có chiến lược tiêu thụ sản phẩm phù hợp, đưa ra thị trường những sản phẩm mà người tiêu dùng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có. Tăng năng xuất và chất lượng nguyên liệu: ở đây kỹ thuật tiến bộ về giống mới, quy trình canh tác mới là yếu tố quyết định. Đổi mới cơ cấu giống cho từng vùng để tạo sự thay đổi mạnh mẽ chất lượng nguyên liệu cho chế biến.

Đổi mới dây truyền công nghệ chế biến tiên tiến và thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)