0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp về phân bón

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT NHẰM TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (Trang 89 -90 )

5. Bố cục của đề tài

4.2.3. Giải pháp về phân bón

Những diện tích đất trống, đồi trọc độ phì của đất đã giảm đáng kể do vậy cần tăng cường sử dụng phân bón nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng của cây rừng. Bón phân hợp lý cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực cho cây trồng và môi trường sinh thái.

Có 03 loại phân bón chính cho cây trồng lâm nghiệp đó là phân vô cơ, phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh:

Phân hữu cơ dễ sản xuất và chi phí thấp, có thể áp dụng toàn diện, khó bị rửa trôi và không bị biến tính, có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất mang tính thủ công và khó áp dụng trên qui mô lớn cho rừng trồng nguyên liệu công nghiệp do khối lượng lớn khó vận chuyển. Mặt khác, phân hữu cơ phân huỷ chậm nên không cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân hữu cơ vi sinh có thành phần gồm than bùn, N, P, K và các vi sinh vật có ích. Loại phân này có tác dụng làm tăng hiệu quả của phân vô cơ do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bản thân nó hấp thụ phân vô cơ, có khả năng ngăn cản quá trình rửa trôi hay keo hóa với hạt đất, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của phân khoáng với môi trường pH thấp giữ cho phân khoáng luôn ở dạng dễ tiêu, ngoài ra vi sinh vật cộng sinh thúc đẩy hệ rễ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Đối với phân vô cơ, đặc biệt là phân phức hợp (NPK) có hiệu quả cung cấp dinh dưỡng toàn diện, có hiệu lực nhanh hơn phân hữu cơ vi sinh do đó giảm được công bón phân, tiện lợi cho bón phân trên diện rộng. Tuy nhiên, loại phân này lại có một nhược điểm là dễ bị rửa trôi. Loại phân bón vô cơ được áp dụng chủ yếu ở phía Bắc là phân NPK (5:10:3). Phân NPK (5:10:3) dạng hạt, phân giải chậm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với đất nghèo lân. Loại phân này có tác dụng kích hoạt các vi sinh vật có ích trong đất như hình thành cộng sinh nấm rễ Mycorhiza và vi khuẩn cố định đạm Rhizobium.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT NHẰM TĂNG THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN (Trang 89 -90 )

×