Các yếu tố tác động đến phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 54)

5. Bố cục của đề tài

3.3.Các yếu tố tác động đến phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện

huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

3.3.1. Điều kiện lập địa

Trên địa bàn huyện Ba Bể tồn tại các dạng đất sau:

Đất Feralít đỏ vàng trên đá biến chất (FQj) có diện tích lớn nhất, chiến phần lớn diện tích của toàn huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhưng tập chung và nhiều nhất là xã Phúc Lộc, Hà Hiệu. Tầng đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm lượng khá giàu thích hợp để phát triển các loài cây lâm nghiệp.

Đất Feralit mùn trên núi cao 700 m (FH), phân bố ở các xã trong huyện. Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải, thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.

Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit, loại đất này phân bố ở các xã Mỹ Phương, Chu Hương và Địa Linh. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (FQv), phân bố chủ yếu ở Thượng Giáo, tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit (FQa), loại đất này phân bố chủ yếu ở xã Cao Trĩ và Thượng Giáo. Thành phần cơ giới trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày, hàm lượng mùn cao, đất có phản ứng trung tính.

Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi (FQv), phân bố ở hầu khắp các xã trong vùng nhưng chủ yếu tập trung ở xã Cao Thượng, tầng đất mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt, hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại đất này như Ca và Mg rất lớn.

Yếu tố lập địa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng rừng trồng vì vậy việc xác định yếu tố lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là hết sức cần thiết.

3.3.2. Nguồn giống

Các loài cây có mặt trong rừng trồng của huyện Ba Bể bao gồm cả những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nhỏ và củi cùng với những loài cây gỗ lớn, được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Danh mục các loài cây đƣa vào trồng rừng huyện Ba Bể Mục đích Giai đoạn Cung cấp gỗ lớn Cung cấp gỗ nhỏ và vừa Ngoài gỗ Trước1993 - Thông mã vĩ (Pinus massoniana) - Tre, Trúc,… 1993-1998 - Thông mã vĩ (Pinus massoniana) - Lát hoa, (Chukrasia tabularis) - Mỡ (Manglietia glauca) - Trám trắng - Hồi - Tre, Trúc.. 1998 đến nay - Thông mã vĩ Pinus massoniana) - Thông Caribê (Pinus caribeae) - Mỡ (Manglietia glauca)

- Keo lai (Acacia mangium x

Acaciaauriculiformis)

- Keo tai tượng (Acasia

mangium)

- Tre, Trúc, Luồng..

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn)

Theo danh mục các loài cây trong bảng 3.9 có thể thấy trước và sau năm1993, loài cây được trồng chủ yếu là Thông mã vĩ được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên trong thực tế loài này sinh trưởng chậm nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được trồng trong diện tích rừng phòng hộ, trồng cây phân tán hoặc trên diện nhỏ. Từ năm 1993 đến 1998 loài cây được đưa thêm vào trồng rừng chủ yếu là gỗ nhỏ và vừa phục vụ nhu cầu trụ mỏ, điều đó cho thấy rằng đã bắt đầu tập trung vào trồng rừng sản xuất, từ 1998 đến nay số lượng loài cây trồng với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ làm nguyên liệu đã được tăng lên tập trung vào 2 loài cây chính là Keo và Mỡ là những loài cây sinh trưởng nhanh. Qua đây, cho thấy rằng việc tập trung vào trồng rừng sản xuất đã được chú ý vào những năm gần đây. Ngoài ra, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cũng đã được người dân sử dụng cho việc sinh hoạt hàng ngày.

Trước năm 1998, các loài được trồng bằng cây con tạo ra từ hạt với nguồn giống xô bồ, chưa được cải thiện. Từ năm 1998 đến nay cây giống được kiểm soát kỹ càng hơn, sử dụng các giống đã được công nhận, sản xuất bằng phương pháp giâm hom và phương pháp tạo cây con từ hạt. Tuy nhiên, mới chỉ tập trung vào các loại giống Keo, còn các loài khác thì giống vẫn chưa được cải thiện…Có thể thấy rõ bước chuyển này từ sau 1998, bắt đầu từ dự án trồng rừng sản xuất, dự án 661. Về công tác giống, đã sử dụng các giống đã được chọn lọc và công nhận là giống tiến bộ khoa học và giống Quốc gia, ngoài ra từ năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã nhập khẩu giống keo tai tượng từ Úc vào trồng rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 52 - 54)