5. Bố cục của đề tài
3.3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
Vì các mô hình mới trồng trong giai đoạn gần đây, rừng chưa có trữ lượng nên không thể đánh giá được hiệu quả kinh tế cũng như các biện pháp kỹ thuật, nên trong phạm vi nghiên cứu này chỉ đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng của một số mô hình đã có trữ lượng, có thể khai thác đưa vào sử dụng, các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho 3 loài cây chính được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng TT Nội dung
công việc Biện pháp tác động
1 Xử lý thực bì Phát dọn toàn diện, đốt
2 Làm đất, cuốc hố
Làm thủ công, cục bộ.
- Thời gian trước khi trồng 15-30 ngày. - Kích thước hố 30x30x30 cm.
3 Loài cây, phương
thức và mật độ trồng
- Thông mã vĩ trồng thuần loài với mật độ 1.600 cây/ha - Keo tai tượng trồng thuần loài với mật độ 1.600cây/ha - Mỡ trồng thuần loài với mật độ 2.500 cây/ha
4 Nguồn giống
- Thông mã vĩ cây con từ hạt đã qua chọn lọc. - Keo Tai Tượng: Giống ST.27.07 cây con tạo từ hạt. - Mỡ nguồn giống SC.02.03 cây con tạo từ hạt
5 Bón phân Đối với Lâm trường Ba Bể:Bón lót 200g NPK 5:10:3
6 Chăm sóc Năm 1: Chăm sóc 1 lần ( tháng 8 và tháng 9) Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5; 8-9.
7 Khai thác Khai thác trắng đối với cây Thông mã vĩ và cây Keo
Khai thác tỉa đối với cây Mỡ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả thống kê ở bảng 3 - 10 cho thấy:
- Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ sử dụng phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố 30cm x 30cm x 30cm cho hầu hết các loài cây.
- Kỹ thuật trồng: Chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu, trồng vào đầu mùa mưa (vụ Hè - Thu). Cuốc hố quy định là 30cm x 30cm x 30cm nhưng thực tế chỉ đạt 25cm x 25cm x 25cm.
- Kỹ thuật chăm sóc: Ngoài năm thứ nhất chăm sóc 01 lần, năm 2 và 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì toàn diện, xới đất vun quanh gốc. Vấn đề phòng chống sâu bệnh chưa được quan tâm. Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Ba Bể có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán thâm canh hoặc thâm canh, suất đầu tư trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm sóc. Những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của huyện Ba Bể nói riêng và trồng rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để có thể áp dụng cho từng đối tượng loài cây và lập địa cụ thể sao cho có hiệu quả nhất.