Đặc điểm chung của nhóm hộ trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 71 - 73)

5. Bố cục của đề tài

3.4.1.Đặc điểm chung của nhóm hộ trồng rừng sản xuất

3.4.1.1. Nguồn nhân lực của hộ

Bảng 3.14. Tình hình nhân lực của hộ

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả

Số hộ điều tra Hộ 100

1 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 42

2 Trình độ học vấn của chủ hộ Lớp 9

3 Nhân khẩu của hộ Người 4,5

4 Lao động của hộ Lao động 2,5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân chủ hộ của nhóm hộ chuyên là 42,0 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng rừng. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc phát triển rừng sản xuất trong mỗi hộ.

Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp chỉ từ cấp I đến cấp III không có trình độ cao đẳng và đại học. Trong đó trình độ cấp II chiếm đại đa số, số năm đi học bình quân của chủ hộ là 9,0. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ được học tốt hơn, nhận thức cao hơn, do vậy họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án trồng tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hoá sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất của mỗi hộ. Bình quân số nhân khẩu của nhóm hộ là 4,5 người/hộ. Trong đó, bình quân lao động 2,5 lao động/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và bảo đảm. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm vẫn còn nhưng không nhiều.

3.4.1.2. Nguồn đất sản xuất của nhóm hộ

Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là khu vực thuần nông như các xã đang nghiên cứu của huyện Ba Bể, thu nhập của hộ gia đình dựa vào nông nghiệp là chính. Tình hình đất đai của các hộ gia đình thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.15. Tình hình đất sản xuất của nhóm hộ

TT Chỉ tiêu Kết quả

1 Đất trồng cây hàng năm 0,4

- Diện tích đất trồng lúa 0,3

- Đất trồng cây hàng năm khác 0,1

2 Đất trồng cây lâu năm 0,2

3 Đất lâm nghiệp 3,0

- Đất có rừng 2,50

- Đất chưa có rừng 0,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.1. Diện tích đất sản xuất của nhóm hộ

Từ biểu đồ diện tích đất sản xuất của nhóm hộ điều tra cho thấy diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 6%, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ 11%, cao nhất là diện tích đất lâm nghiệp chiếm 83% với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn như vậy thì việc đầu tư phát triển rừng sản xuất là một giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân tại Huyện Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn (Trang 71 - 73)