5. Bố cục của đề tài
3.2.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng
3.2.2.1. Nguồn vốn và mục tiêu
Số liệu bảng 3.4 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Ba Bể cũng khá đa dạng và bao gồm 7 nhóm nguồn vốn đầu tư chủ yếu đó là vốn Ngân sách Nhà nước trước Chương trình 327, vốn ngân sách chương trình 372, vốn dự án PAM, vốn dự án 661, vốn dự án 147, vốn vay ưu đãi, vốn tư nhân. Bên cạnh các nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch trồng rừng hàng năm (giai đoạn trước năm 1990) và vốn của chương trình 327 (giai đoạn 1993-1995), dự án 661 (giai đoạn 1998-2005 và 2006-2010) vốn dự án 147 (giai đoạn 2011 - 2012) đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất.
Trong 3 giai đoạn phát triển rừng trồng nói trên thì số lượng nguồn vốn tăng theo thời gian. Giai đoạn trước năm 1993 chỉ có 1 nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Giai đoạn từ năm 1993-1998 đã có 2 nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1998 đến nay có 4 nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt chú ý nguồn vốn tư nhân ở giai đoạn 3 đầu tư khá hiệu quả. Bởi vì tiền của cá nhân bỏ ra, họ phải tính toán làm sao trồng rừng có hiệu quả nhất.
Bảng 3.4. Nguồn vốn đầu tƣ và mục tiêu trồng rừng sản xuất
Thời gian Nguồn vốn Vùng trồng Mục tiêu
Trước1993 - Vốn ngân sách Nhà nước
(trước chương trình 327) Rải rác ở các xã trong huyện - Phòng hộ là chủ yếu 1993-1998 - Vốn ngân sách 327 (giai đoạn đầu) - Vốn dự án PAM 5322 Tập trung ở các xã Chu Hương, Mỹ Phương, Địa Linh, Yến Dương - Phòng hộ - Sản xuất gỗ 1998 đến nay - Vốn dự án 661 - Vốn dự án 147 - Vốn vay, tín dụng (Chủ yếu do lâm trường đứng ra vay)
- Nguồn vốn tư nhân
Tại 16 xã trong huyện - Sản xuất gỗ và
Lâm sản ngoài gỗ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.2.2. Cơ cấu loài cây trồng
Qua điều tra, khảo sát ở huyện Ba Bể cho thấy cơ cấu loài cây và sản phẩm trồng rừng sản xuất trong 3 giai đoạn như sau:
Bảng 3.5. Cơ cấu cây trồng và sản phẩm trồng rừng sản xuất
Giai đoạn Cơ cấu loài cây Sản phẩm
trồng rừng sản xuất
Trước1993 - Thông mã vĩ (Pinus massoniana)
- Tre, Trúc,…
- Nguyên liệu giấy - Vật liệu xây dựng - Gỗ gia dụng
1993-1998
- Thông mã vĩ (Pinus massoniana) - Lát hoa, (Chukrasia tabularis) - Mỡ (Manglietia glauca)
- Trám trắng (Canarium album) - Hồi (Illicium verum Hock) - Tre, Trúc, …
Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ
- Gỗ gia dụng - Nguyên liệu giấy - Dược liệu
- Thực phẩm
1998 đến nay
- Thông mã vĩ (Pinus massoniana) - Thông Caribê (Pinus caribeae) - Mỡ (Manglietia glauca)
- Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis)
- Keo tai tượng (Acasia mangium) - Tre, Trúc, Luồng,…
Vật liệu xây dựng - Gỗ trụ mỏ
- Gỗ gia dụng - Nguyên liệu giấy
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp Bắc Kạn)
Qua các giai đoạn phát triển cho thấy sản phẩm từ rừng trồng ngày càng đa dạng hơn, loài cây trồng tăng và cũng đa dạng hơn cụ thể: Trước giai đoạn 1993 cây trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Tre, Trúc,…sản phẩm là gỗ gia dụng, gỗ xây dựng. Giai đoạn từ 1993-1998 cơ cấu loài cây trồng là Thông mã vĩ, Lát hoa, Trám trắng, Tre, Trúc, sản phẩm cung cấp từ rừng trồng gồm: Gỗ gia dụng, gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm và trám quả. Từ giai đoạn 1998 đến nay loài cây trồng của huyện có thêm một số loài có năng suất cao như Keo lai, Thông caribê, Luồng, sản phẩm cũng phong phú và đa dạng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn