4. Ý nghĩa của đề tài
3.4.3.1. Cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất
3.4.3.1. Cơ sở chính làm căn cứ để chu chuyển các loại hình sử dụng đất đất
- Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của các xã
- Quán triệt quan điểm lấy hiệu quả tổng hợp, trong đó hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích đóng vai trò chủ đạo để quyết định phương hướng đầu tư và bố trí cây trồng vật nuôi
- Thực hiện tốt việc phân vùng quy hoạch sản xuất trên cơ sở đó bố trí cây, con cho phù hợp với từng xã, với tập quán canh tác của địa phương để từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
- Tập trung đẩy mạnh thâm canh, đổi mới phương thức luân canh, xen canh gối vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai
- Khả năng cải tại hệ thống tưới tiêu của khu vực
- Điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
- Tiềm năng lao động và khả năng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 3.4.3.2. Dự kiến xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp trong tương lai
* xã Quyết Thắng
- Vùng sản xuất 1. Xóm 10, xóm Nước 2, Xóm Sơn Tiến, Xóm Thái Sơn 1, xóm Thái Sơn 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đa phần phát triển ngành chế biến nông lâm sản, trồng nấm, trồng rau an toàn với quy mô khoảng 30 ha.
- Vùng sản xuất 2: Xóm Gò Móc, xóm Cây Xanh
- Tập trung lúa 2 vụ, một số loại rau màu phát triển cây sinh vật cảnh với quy mô khoảng 30 ha trong đó 25 ha tập trung và 5 ha nhỏ lẻ.
- Vùng sản xuất 3: xóm Nam Thành, xóm Bắc Thành và xóm Trung
Thành đây là khu vực thuận lợi cho trồng chè xuất khẩu do có địa hình dốc,
thoát nước tốt, giáp với xã Phúc xuân và Phúc Trìu, với quy mô khoảng 25 ha.
* Xã Phúc Trìu
- Vùng sản xuất 1: Vị trí nằm ở phía Đông Bắc xã thuộc xóm Đồng Nội, xóm Thanh Phong, xóm Rừng Chùa có tổng diện tích khoảng 181,94 ha. Hình thức sản xuất chuyên trồng chè, xen kẽ với trồng lúa.
- Vùng sản xuất 2: Vị trí nằm ở phía Đồng Nam xã thuộc xóm Chợ có diện tích khảng 130 ha. Hình thức sản xuất trồng lúa và cây lâm nghiệp.
- Vùng sản xuất 3: Vị trí nằm ở phía Đông Nam của xã thuộc xóm Nhà Thờ có diện tích khoảng 64,47 ha. Hình thức sản xuất chính chuyên trồng chè xuất khẩu, xen kẽ trồng lúa và hoa màu.
- Vùng sản xuất 4: Vị trí phía Bắc Bắc xã thuộc xóm Phúc Thuận, xóm Đá Dựng, xóm Đồi Chè có diện tích khoảng 173 ha. Hình thức sản xuất chính là trồng Chè xuất khẩu và trồng cây lâm nghiệp.
* Xã Phúc Xuân
- Vùng sản xuất 1: Vị trí thuộc xóm Trung Tâm, xóm Núi Nến, xóm Đồng Kiệm, xóm Đèo Đá, xóm Cây Thị với diện tích khoảng 416,3 ha đây là khu vực chuyên trồng Chè xuất khẩu xen kẽ với trồng lúa vào hoa màu.
- Vùng sản xuất 2: Vị trí nằm ở phía Đông xã thuộc xóm Giữa 1, Giữa 2 có diện tích khoảng 96ha. Hình thức sản xuất chính là trồng lúa chất lượng cao, xen kẽ trồng các loại cây hoa màu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Vùng sản xuất 3: Vị trí thuộc xóm Đồng Lạnh có diện tích khoảng 47,68 ha. Hình thức sản xuất chính là trồng chè và trồng rừng.
- Vùng sản xuất 4: Vị trí thuộc xóm Cao Khánh, xóm Cây Sy có diện tích khoảng 207 ha. Hình thức sản xuất chính chuyên trồng lúa và trồng màu.
* Xã Tân Cương:
- Vùng sản xuất 1: Vị trí nằm ở phía Tây Bắc xã, thuộc xóm Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, Gò Pháo, Đội Cấn có tổng diện tích khoảng 380,8 ha. Đây là vùng chuyên canh cây chè, xen kẽ giữ những đồi chè là trồng lúa.
- Vùng sản xuất 2: Khu vực trung tâm xã xóm Soi Vàng, Nam Hưng, Nam Thái, với diện tích khoảng 308,4ha. Hình thức sản xuất chính là trồng mầu và trồng lúa.
- Vùng sản xuất 3: nằm ở phía Đông Nam của xã khu vực xóm Lam Sơn giáp với Sông Công. Hình thức sản xuất chính trồng màu và rau sạch.
- Vùng sản xuất 4: Vị trí tại khu vực phía Tây Nam của xã xóm Tân Thái và một phần xóm Hồng Thái 2. Hình thức sản xuất chính là trồng rừng, trồng chè.
* Xã Thịnh Đức
- Vùng sản xuất 1: Vị trí nằm ở phía Tây Bắc của xã thuộc xóm Đầu Phần, Lâm Trường, Làng Cả, Đà Tiến với diện tích khoảng 456,8ha đây là vùng tiếp giáp với xã Tân Cương nên có nhiều đặc điểm tương đồng phát triển tốt cho cây chè.
- Vùng sản xuất 2: Vị trí nằm ở phía Tây Bắc của xã thuộc xóm Cầu Đá, Cây Thị, Lượt 1, Lượt 2 diện tích khoảng 387,4ha đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có điều kiện tưới tiêu thuận lợi cho trồng lúa và cây rau màu.
- Vùng sản xuất 3: Vị trí nằm ở phía Nam xã thuộc xóm Mỹ Hòa, Ao Miếu, Bến Đò tiếp giáp với Sông Công địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển vùng sản xuất rau sạch và cây hoa màu khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của khu vực
3.5.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã với quy hoạch tổng thể sử dụng đất của thành phố. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã, từng loại đất là sẽ cơ sở quan trọng để các nông hộ khai thác và sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn.
Đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừng ổn định, lâu dài theo quy định của Luật đất đai cho các chủ sử dụng đất. Khuyến khích nhân dân trao đổi, chuyển nhượng đất cho nhau trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa các nông hộ để hạn chế sự manh mún giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.
Vận động nhân dân nhận đất chưa sử dụng đưa vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác tối đa diện tích đất sẵn có. Kết hợp giao quyền sử dụng đất với việc giúp các hộ nông dân biết cách làm ăn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua công tác khuyến nông.
Có các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hỗ trợ giống, phân bón cho người dân trong các giai đoạn khó khăn, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, thường xuyên hướng dẫn người dân các kỹ thuật trồng trọt mới, chuyển giao công nghệ phục vụ nông nghiệp kịp thời.
3.5.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống giao thông đến các thôn, xóm nâng cấp một số tuyến đường liên xã, liên xóm đang xuống cấp, mở rộng một số tuyến đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân vận chuyển vật tư, phân bón và thu hoạch sản phẩm.
Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm, chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng người tiêu dùng đem lại hiệu quả trong sản xuất.
Qua điều tra cho thấy hầu hết các sản phẩm nông nghiệp của các địa bàn nghiên cứu chưa được đưa ra thị trường bao gồm sản phẩm chè, lúa ngô,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khoai tây đậu, đỗ, … các sản phẩm chủ yếu ở dạng tươi sống hoặc qua sơ chế được bán ở nội vùng vào các phiên chợ. Nông sản phẩm được bắt đầu từ những người nông dân ở các xóm và sản phẩm được bán cho người tiêu dùng hoặc trao đổi hay thông qua các khâu trung gian là những người buôn bán. Nhìn chung thị trường còn đơn giản, sản xuất phân tán chưa gắn liền với thị trường, thiếu sự liên kết giữa người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. bên cạnh đó các sản phẩm tiêu thụ thường phải đối mặt với biến động về giá do tác động của nhiều nguyên nhân: chất lượng sản phẩm, vận chuyển, bảo quản, sức ép của nhà thu mua... thực tế cho ta thấy sự chênh lệch giữa giá tiêu thụ tại nơi sản xuất và giá thị trường là khá rõ rệt, điều này gây nhiều thiệt thòi cho người sản xuất. Do vậy, cần cung cấp hệ thống thông tin về giá cả sản phẩm của thị trường cho các nông hộ một cách kịp thời.
Qua điều tra cho thấy một số trạm bơm đã quá cũ, hết thời gian sử dụng cần kịp thời sửa chữa nâng cấp hệ thống bơm này. Nếu không sẽ hạn chế khả năng cung cấp nước vào mùa khô và tiêu thoát nước trong mùa mưa gây ngập úng cục bộ, ảnh hưởng đến sản xuất của nông dân.
3.5.3. Giải pháp về vốn
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, người dân trong vùng tham gia vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, công nghiệp chế biến sản phẩm, phát triển các ngành truyền thống, thương mại, dịch vụ nông nghiệp….thông qua các chính sách ưu đãi về bố trí mặt bằng đất đai, giá thuê đất, vay vốn ngân hàng.
- Hỗ trợ hộ nghèo vay vốn mua giống, trâu, bò phục vụ sản xuất, có chế độ ưu tiên cho các chương trình dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất với thời hạn và lãi xuất phù hợp. Giảm thủ tục cho vay đối với hộ nông dân, tạo điều kiện tối đa cho các hộ nông dân đặc biệt quan tâm đến các hộ thuộc diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chính sách, diện hộ nghèo. Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động vốn tự có, nhàn rỗi trong dân, mở rộng quỹ tín dụng trong cộng đồng, khuyến khích các hộ tương trợ giúp đỡ nhau đáp ứng yêu cầu kịp thời vụ trong sản xuất.
3.5.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Tập trung nghiên cứu tạo giống tốt đối với các loại cây, con chủ lực để cung cấp cho sản xuất như các giống lúa mới tăng năng suất cao, chè, bưởi, cây lâm nghiệp… ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, làm hạt nhân để phổ biến cho nông dân ứng dụng.
- Tăng cường củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến cơ sở, cải tiến phương thức khuyến nông theo ngành hàng, xúc tiến hơn nữa công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh, cụ thể là: duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng đến từng hộ nông dân. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, phải có trình độ chuyên môn và năng lực công tác, có tinh thần trách nhiệm mới đảm nhiệm được trọng trách tư vấn kỹ thuật giúp các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình thực hiện tốt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo nhân lực cho hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hoạt động có hiệu quả.
- Phát triển mô hình canh tác trên đất dốc
3.5.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, ngắn hạn trung hạn và dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ thực hành khuyến nông, khuyến lâm tại cơ sở, đến tận thôn bản. Lồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ghép các chương trình dự án mở các lớp tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề.
Có các chính sách thu hút nhân tài về công tác tại các xã, đặc biệt là các kỹ sư tốt nghiệp các trường nông - lâm nghiệp nhằm tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao để phát huy hết tiềm năng sẵn có trong sản xuất nông nghiệp của vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Khu vực phía tây thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 8153,28 ha là những xã thuần nông, đời sống nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế của khu vực này dần có những chuyển biến theo hướng đa dạng hóa nghành nghề, gồm nông nghiệp (trồng lúa, phát triển vùng Chè đặc sản), Nuôi trồng thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), cây cảnh và đặc biệt là đang dân phát triển theo hướng du lịch sinh thái. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là việc đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác. Khu vực đang tồn tại 4 loại hình sử dụng đất chính: LUT 1 chuyên lúa; LUT 2 – Lúa – màu; LUT 3 – chuyên màu; LUT 4 – Chè.
- Hiệu quả sử dụng đất của các LUT:
+ Hiệu quả kinh tế: Loại hình sử dụng đất cho giá trị sản xuất cao nhất là LUT 4 (Chè) đạt 540 triệu đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp là 276 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất là LUT 1 (chuyên lúa), giá trị sản xuất đạt 45.266 nghìn đồng/ha/năm, thu nhập hỗn hợp đạt 26.223 nghìn đồng/ha/năm.
+ Hiệu quả xã hội: Các loại hình đều có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội, vừa phù hợp với năng lực sản xuất của người dân, thu hút được nhiều lao động, tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn, đảm bảo được an ninh lương thực, gia tăng lợi ích, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đem lại hiệu quả xã hội cao nhất là LUT 4 (Chè), thấp nhất là LUT 1 (Chuyên lúa).
+ Hiệu quả môi trường: Nhìn chung cả 4 LUT điển hình trong khu vực đều mang lại hiệu quả về môi trường tương đối tốt.
Trên cơ sở nghiên cứu 4 loại hình sử dụng đất, cho thấy cả 4 loại hình sử dụng đất đều phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp của địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ phương trong tương lai. Tuy nhiên cần ưu tiên phát triển những LUT sau: LUT 4 – Chè, LUT 3 – Chuyên màu, cần chuyển dịch những diện tích cấy lúa không mang lại hiệu quả cao sang các loại cây trồng khác.
2. Đề nghị
Khuyến cáo người dân phát triển sản xuất trong tương lai theo các loại hình sử dụng đất mà kết quả của đề tài đã lựa chọn.
Tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn cho người nông dân để đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, ngành nghề nông thôn theo chương trình quy hoạch nông thôn mới của chính phủ.
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan