Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 27 - 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1.Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế

bền vững, sử dụng đất bền vững.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới trên thế giới

Cùng với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, công nghệ, khoa học và kỹ thuật, công năng của đất được mở rộng và có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nhân loại đã có những bước tiến kỳ diệu làm thay đổi bộ mặt trái đất và mức sống hàng ngày. Nhưng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ, không có một chiến lược phát triển chung nên đã gây ra những hậu quả tiêu cực như: ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất … Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở châu Mỹ La Tinh và châu Á. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hóa. Sự thoái hóa đất đai tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Theo kết quả điều tra của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ UNDP và Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC), thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có khoảng 2 tỷ ha đất bị hoang hóa ở các mức độ khác nhau trong đó Châu Á và Châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích bị thoái hóa.

Hiện nay các nước trên thế giới đều có hướng phát triển nông nghiệp khác nhau nhưng có thể chia thành 02 xu hướng chính sau:

* Nông nghiệp sinh thái: khái niệm nông nghiệp sinh thái được đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hóa. Nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp.

* Nông nghiệp công nghiệp hóa: sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng gần 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp công nghiệp hóa gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 27 - 28)