Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 25 - 27)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.1.4.3.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp;

nông nghiệp

- Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và có tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc

- Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung của hiệu quả biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

- Hệ thống chỉ tiêu phải biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, trung thực và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên.

- Các chỉ tiêu phải phải phù hợp với trình độ phát triển nông nghiệp của nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại (đặc biệt là những sản phẩm có khả năng hướng xuất khẩu).

- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tính kích thích sản xuất phát triển.

- Các chỉ tiêu phải phản ánh khách quan, trung thực, thực tế các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.4.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nghiệp

- Hiệu quả kinh tế (tính trên 1ha đất nông nghiệp), bao gồm các chỉ tiêu: + Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là trong 1 năm).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): Là hiệu số của tổng giá trị sản xuất và các loại chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê lao động ngoài (không tính lao động nhà).

TNHH = GTSX – CPTG

- Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG và TNHH/CPTG. Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ và TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng, làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.

+ Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (giá tương đối), được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

- Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu sau: + Trình độ dân trí, trình độ tay nghề sản xuất [8].

+ Theo Hiệp hội khoa học đất Việt Nam hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu.

+ Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha) + Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm, gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Mức độ tham gia vào loại hình sử dụng đất của người dân bản địa.

+ Góp phần định canh định cư, mức độ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường thông qua:

+ Đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững. + Đánh giá quản lý và sử dụng đất bền vững. + Đánh giá hệ thống quản lý cây trồng.

+ Đánh giá về tính bền vững với việc duy trì, bảo vệ độ phì của đất, bảo vệ cây trồng.

+ Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Tiếp đó là việc xác định các cơ sở, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng che phủ đất và nguy cơ gây ra xói mòn, suy thoái đất, về vấn đề sử dụng phân bón, vấn đề sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật...

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất là rất phức tạp, rất khó khăn định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian để có thể kiểm định và đánh giá, dựa trên cơ sở điều tra đánh giá phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân.

1.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 25 - 27)