4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp của khu vực có 6.072,75 ha, chiếm 74.75 % tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp là 3.638,41 ha chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.907,93 ha chiếm 52,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.728,48 ha chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cụ thể từng loại đất được thể hiện ở bảng 3.3 và cơ cấu của nhóm đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện tại hình 3.2.
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013
Stt Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 6.072,75
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.638,41 100,0 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.907,93 52,4
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.395,46
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0.50
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 511.97
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.728,48 47,5
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.295,19
( Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2013)
Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Căn cứ theo số liệu thống kê trên có thể thấy tỷ lệ đất nông nghiệp khu vực là rất cao chiếm 74,75% tổng diện tích tự nhiên. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 52,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích 1.395,46 ha về cơ bản đã chủ động được nguồn lương thực tại địa phương.
- Đất trồng cây lâu năm chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm như Chè, vải, nhãn, hồng, thanh long...nhìn chung 5 xã đều có tỷ lệ đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm khá cân bằng.
3.2.3.Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2013
Với truyền thống thâm canh trong sản xuất , nông nghiệp là nguồn thu chính của đại bộ phận nhân dân và đóng góp vào sự phát triển KTXH của khu vực. Hiện nay nông nghiệp của khu vực đã có sự chuyển biến phát triển một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng rau ăn toàn, mô hình làng nghề chè kết hợp với du lịch sinh thái, trang trại chăn nuôi tập trung...
Trong những năm gần đây nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm khuyến nông thành phố, những giống cây mới cho sản lượng và năng suất cao, khả năng chống chịu thời thiết, sâu bệnh được đưa vào sử dụng. Ngoài việc nâng cao năng suất cây trồng hiện nay các xã đang hướng tới nông nghiệp sạch, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất hóa học trong phòng trừ sâu bệnh.
Tổng giá trị sản xuất của nghành nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Giá trị sản xuất, diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính được thể hiện trong bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất của một số cây trồng chính năm 2013
Danh mục ĐVT X. Tân Cƣơng X. Thịnh Đức X. Phúc Trìu X. Phúc Xuân X. Quyết Thắng Lúa - Diện tích Ha 395 612,5 400 457 448 - Nắng suất Tạ/ha 46,67 45,4 46,8 48,81 41,2 - Sản lượng Tấn 1.835,6 2.781 1.872 2.230,6 1.849 Ngô - Diện tích Ha 26,4 193,8 20 72 65.7 - Nắng suất Tạ/ha 34,6 36,2 44 40,8 35,5 - Sản lượng Tấn 91,4 701,7 88 293,76 233,45 Rau các loại - Diện tích Ha 03 04 45 15 38 - Nắng suất Tạ/ha 145 152 160 142 166 - Sản lượng Tấn 43,5 60,8 720 213 630,8 Chè - Diện tích Ha 400 265 350 328,5 93 - Nắng suất Tạ/ha 32 28 30,4 31 26 - Sản lượng Tấn 1.120 742 1.064 1018 241
(Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên)
Nhìn chung trong những năm qua nông nghiệp của khu vực đã đã có những bước phát triển mạnh mẽ với những bước khởi sắc của các ngành. Nhiều loại cây trồng vật nuôi đã trở thành sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cầu trong tỉnh cũng như các vùng trong cả nước. Để hỗ trợ nông nghiệp phát triển, UBND thành phố, Trạm khuyến nông thành phố Thái Nguyên đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất như: Hỗ trợ xây dựng vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi, liên kết khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.
3.3. Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp
3.3.1. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
3.3.1.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp của khu vực có 6.072,75 ha, chiếm 74.75 % tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp là 3.638,41 ha chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.907,93 ha chiếm 52,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.728,48 ha chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, Đất nông nghiệp khác và đất nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 0,1%.
Đất đai trong khu vực thích hợp với nhiều loại cây trồng, với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên địa hình khá phức tạp nên khó bố trí cây trồng một cách phù hợp. Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực có thể phân chia thành 03 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:
Vùng I, vùng có địa hình đồi núi cao: Chủ yếu là có địa hình đồi, núi có độ dốc từ 15-250
gồm các xóm: Hồng Phúc, Đồi Chè, Đá Dựng tại xã Phúc Trìu; xóm Tân Thái xã Tân Cương, xóm Đức Hòa, xóm Mới xã Thịnh Đức rất thích hợp cho việc trồng cây Lâm nghiệp và cây ăn quả.
Vùng II, vùng có địa hình đồi thấp, có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa gồm các xóm Lâm Trường, Ao Sen, Đức Cường...xã Thịnh Đức; xóm Soi Mít, Hồng Phúc, Nhà Thờ, Đồng Nội, Rừng Chùa xã Phúc Trìu; xóm Nam Thành, Bắc Thành, Cây Xanh xã Quyết Thắng; xóm Cao Khánh, Xây Xi, Giữa 1, Giữa 2 xã Phúc Xuân; Xóm Hồng Thái 1, Hồng Thái 2, Nhà Thờ, Nam Hưng xã Tân Cương. Đây là vùng rất thích hợp cho trồng cây công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nghiệp lâu năm như Chè và cây ăn quả.
Vùng III, vùng có địa hình bằng phẳng, có khả năng chủ động trong tưới tiêu gồm các xóm: Bến Đò, Ao Miếu, Cây Thị, Cầu Đá...xã Thịnh Đức; Xóm Nam Tân, Nam Hưng, Guộc, Đội Cấn...xã Tân Cương, Xóm Thái Sơn 1, Thái Sơn 2, Nước 2 xã Quyết Thắng; xóm Long Giang, Cao Trãng, Trung Tâm xã Phúc Xuân; xóm Thanh Phong, xóm Chợ....xã Phúc Trìu. Đây là vùng sản xuất lương thực, rất thích hợp cho việc trồng lúa và các loại rau màu.
3.3.1.2. Loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất nông nghiệp vùng nghiên cứu nghiên cứu
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của từng vùng với với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng của khu vực được thu thập trên cơ sở nghiên cứu qua các tài liệu tổng hợp của phòng Tài nguyên và Môi trường kết hợp với kết quả điều tra trực tiếp từ các nông hộ.
Qua số liệu điều tra, cho ta thấy trong khu vực có 6 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 26 kiểu sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.5. Loại hình sử dụng đất chính Stt Loại hình sử dụng đất Ký hiệu Kiểu sử dụng
1 Chuyên lúa LUT 1 1 Lúa xuân
2 Lúa xuân – Lúa mùa
2 Lúa – màu LUT 2
3 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 4 Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai tây 5 Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu 6 Lúa xuân – Lúa mùa – Lạc đông 7 Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô 8 Lúa xuân – Lúa mùa – Cà chua 9 Lạc – Lúa mùa – Hành
10 Khoai lang – Lúa mùa – Dưa chuột 11 Đỗ tương – Lúa mùa – Ngô
12 Lúa xuân – Đỗ tương – Bắp cải 13 Lúa xuân – Lạc
14 Lạc – Lúa mùa
3 Chuyên màu LUT 3
15 Lạc – Đỗ tương – Rau cải 16 Lạc – Khoai lang – Su hào 17 Lạc – Khoai lang
18 Lạc – Ngô
19 Khoai lang – Lạc
4 Cây ăn quả và cây
CNLN LUT 4 20 Chè 21 Vải 22 Nhãn 23 Hồng 24 Na
5 Chuyên cá LUT 5 25 Chuyên cá
6 Cây Lâm nghiệp LUT 6 26 Bạch đàn, Keo tai tượng, Keo lá tràm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.1.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính
- Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Loại hình sử dụng đất này thường
được bố trí ở các vùng có địa hình vàn hoặc ở các vùng trũng xen kẽ giữa các sườn đồi, đảm bảo chế độ tưới tiêu chủ động hoặc bản chủ động. Chủ yếu là loại đất phù sa không được bồi đắp, trung tính, có tầng glay, ít chua. Diện tích lúa này hầu hết ở các xã trong vùng nghiên cứu. Đối với loại hình sử dụng đất này, do các điều kiện về thổ nhưỡng, địa hình, chế độ tưới tiêu, thành phần cơ giới đất….nên việc bố trí trồng cây vụ đông thường gặp khó khăn. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính truyền thống của địa phương nó tồn tại rất nhiều năm.
- Loại hình sử dụng đất Lúa – Màu:
+ Kiểu sử dụng đất Màu – Lúa mùa: Được phân bổ trên đất có địa hình vàn, thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu nhờ nước trời. Đây cũng là loại hình sử dụng đất truyền thống với những loại cây bản địa, tuy năng suất không cao nhưng góp phần ổn định đời sống, hạn chế diện tích đất bỏ hoang.
+ Kiểu sử dụng đất 2 Lúa – 1 Màu: Thường được bố trí ở các khu vực
có địa hình bằng phẳng, thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ, tưới tiêu chủ động. Loại hình sử dụng đất này được bố trí ở đất phù sa không được bồi đắp, trung tính ít chua. Loại hình này mới xuất hiện ở một số khu vực khi được tập huấn về thâm canh, tăng vụ. Cây trồng của LUT này như sau:
Vụ lúa xuân, lúa mùa: Cơ cấu giống đã được thay đổi để phù hợp với với điều kiện, tập quán sản xuất của từng khu vực; bộ giống lúa gọn, chủ yếu là giống mới, giống có kỹ thuật, có năng suất chất lượng cao, giá trị hàng hóa lớn; thời gian sinh trưởng ngắn như: KD 18, DV 108, N-46, DDB5, DDB6…Thục Hưng và các giống lúa lai khác. Lúa xuân thời vụ gieo trồng từ tháng 1 – 2, thời gian sinh trưởng từ 105 – 135 ngày; Lúa mùa gieo trồng từ tháng 6-7, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Vụ đông: bao gồm các cây trồng như Ngô, khoai lang, khoai tây, rau đông. Cây ngô là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy hết thế mạnh nên có xu thế ngày càng giảm. Giống thường được sử dụng gồm Ngô lai DK 999, LVN 10, LVN 16, Ngô Bioseed, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương khác; Khoai lang thường được sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Đối với các cây trồng này người nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu; Các loại rau vụ đông như Su hào, Bắp cải, Bầu, bí, Dưa chuột, Củ đậu….
- Loại hình sử dụng đất chuyên Màu: được canh tác trên đất dốc, có độ
dốc dưới 150, địa hình vàn cao thoát nước tốt phân bổ rải rác trên địa bàn nghiên cứu. Cây trồng chủ yếu của LUT này như sau: Lạc xuân, lạc mùa, đỗ tương hè, khoai lang, khoai sọ, sắn, ngô và rau các loại, và được gieo trồng quanh năm. Ngô thời vụ trồng từ tháng 5 -7, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày; Đậu tương xuân thời gian gieo trồng từ tháng 2 -3, thời gian sinh trưởng từ 90 -110 ngày, mặc dù là loại cây có khả năng cố định đạm, nhưng lượng phân bón cho cây thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng nên năng suất thấp. Khoai lang thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím, khoai địa phương năng suất bình quân đạt trên dưới 125 tạ/ha.
- Loại hình sử dụng đất cây ăn quả lâu năm/vườn tạp.
Các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế như Vải, nhãn, Na, Hồng, Táo. Hiện nay các loại cây ăn quả này được phân bố hầu hết trong khu vực nhưng năng suất không đáng kể, chỉ phục vụ nhu cầu gia đình.
- Loại hình sử dụng đất cây CNLN.
LUT chè ở đây được nhân dân trồng ở quy mô lớn, diện tích đất đồi, gò có độ đốc, thoát nước tốt có chất đất phù hợp, những năm gần đây cây chè của khu đang được phát triển mạnh, với các giống chè như Trung du, LDP1, LDP2, Bát Tiên, 777… được trồng bằng phương pháp giâm cành, năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bình quân đạt 120 - 150 tạ/năm chè búp tươi khoảng 26 - 33 tạ/ha chè khô hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng 3.6.
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế LUT chè trên địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu Đơn vị tính 1.000đ/ha/năm 1. Chi phí Phân bón 64.800 Thuốc trừ sâu 21.600 Công lao động 172.000
Chi phí khác (than, củi, điện) 20.000
Tổng chi phí 278.400
2. Thu nhập
Tổng giá trị sản xuất 544.000
Thu nhập hỗn hợp 265.600
Giá trị ngày công 154
Hiệu quả một quả một đồng chi phí 1.95
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Những năm trước đây với giống chè Trung du, chất lượng thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, thiếu vốn đầu tư… nên nhiều lúc cây chè và các xưởng chế biến chè của khu tưởng như không còn đứng vững được trên thị trường, nhưng những năm gần đây thành phố đã khuyến khích, hỗ trợ nông dân đưa các giống chè mới vào trồng cải tạo thay thế diện tích chè cũ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy sản lượng tăng cao và ổn định, bên canh đó người dân ngày càng được tiếp cận với nền kinh tế thị trường, biết chủ động điều tiết sản lượng, phù hợp với từng thời điểm như giảm sản lượng vào chính vụ và tăng sản lượng vào thời điểm cuối vụ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất, ngoài ra vào các tháng giáp tết giá bán 1 kg chè ngon tăng gấp 2-3 lần so với các thời điểm khác trong năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 544 triệu đồng/ ha/năm; Giá trị ngày công lao động đạt 154.000/ công LĐ, hiệu quả của một đồng chi phí đạt 1,95. Qua đó cho thấy chè là cây trồng phù hợp trong khu vực, tăng thu nhập cho người nông dân, cùng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước hiện nay ngành công nghiệp trồng và chế biến Chè ở Thái Nguyên nói chung và khu vực các xã phía tây nói riêng đang có những bước phát triển mạnh mẽ dần khảng định vững chắc thương hiệu Chè Thái Nguyên trên thị thường trong nước cũng như quốc tế.