Quan điểm về phát triển bền vững;

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 29 - 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.1.Quan điểm về phát triển bền vững;

Khái niệm về “phát triển bền vững” (PTBV) chính thức xuất hiện năm 1987 trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) như là “Sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Mục tiêu tổng quát của sự PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giầu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, sự phát triển phải kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Điều đó đã khẳng định được Tuyên bố Rio de Janneiro (1992) về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV (2002) ở Johannesburg, các nguyên tắc trên và Chương trình nghị sự 21 về PTBV đã được khẳng định lại và cam kết thực hiện đầy đủ.

PTBV là sự phát triển hài hòa về cả 3 mặt: Kinh tế - xã hội – môi trường để đáp ứng những nhu cầu về vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế, xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hay nói cách khác: Muốn phát triển bền vững thì cùng đồng thời phải thực hiện 3 mục tiêu; (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, đảm bảo phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

- Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là xã hội công bằng, cuộc sống bình an. Sự PTBV đòi hỏi phải đề phòng tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ. Xã hội của một nước không thể PTBV nếu một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển của quốc gia. Thế giới sẽ không có PTBV về mặt xã hội nếu tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai hoặc thiếu thốn. PTBV về mặt xã hội có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh.

- Về mặt kinh tế cần phân biệt giữa phát triển với tăng trưởng. Tăng trưởng chú trọng tới số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm đến tiềm năng, phẩm chất phục vụ con người một cách toàn diện về vật chất lẫn tinh thần. PTBV về mặt kinh tế tỷ lệ nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa và tìm lợi nhuận tối đa. PTBV kinh tế còn đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ và mai sau của hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế lên chất lượng cuộc sống.

- PTBV về phương diện môi trường có nghĩa phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc vào khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Sau cùng mức độ ô nhiễm phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường, môi sinh. Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Về phương diện chính trị, PTBV có nghĩa kết hợp hài hòa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường để hệ thống tổ chức và sinh hoạt chính trị không có căng thẳng, xáo trộn, không đi tới rối loạn hoặc đổ vỡ. Các định chế chính trị cần phải tôn trọng và bảo vệ công bằng, khuyến khích các đối tượng thụ hưởng đối thoại và tham gia trong tinh thần phù hợp với các nguyên tác dân chủ tự do. Tính quan liêu và bàn giấy phải được xóa bỏ.

PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu PTBV, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả ban đầu, nhiều nội dung cơ bản về PTBV đã đi vào cuộc sống và dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 29 - 31)