Quan điểm sử dụng đất bền vững;

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 33 - 35)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.3.3. Quan điểm sử dụng đất bền vững;

Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống và cho tương lai phát triển của loài người.

Trước đây, khi dân số còn ít để đáp ứng yêu cầu của con người việc khai thác từ đất khá dễ dàng và chưa có những ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất. Nhưng ngày nay, mật độ dân số ngày càng tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển thì vấn đề đảm bảo lương thực cho sự gia tăng dân số đã trở thành sức ép ngày càng mạnh mẽ lên đất đai. Diện tích đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng cạn kiệt, con người phải mở mang thêm diện tích canh tác trên các vùng đất không thích hợp cho sản xuất, hậu quả đã gây ra quá trình thoái hoá đất một cách nghiêm trọng.

Tác động của con người tới đất đã làm cho độ phì nhiêu của đất ngày càng suy giảm và dẫn đến thoái hoá đất, lúc đó rất khó có khả năng phục hồi độ phì nhiêu của đất hoặc phải chi phí rất tốn kém mới có thể phục hồi được. Đất với 5 chức năng chính là: “Duy trì vòng tuần hoàn sinh hoá và địa hoá học; phân phối nước; tích trữ và phân phối vật chất; mang tính đệm và phân phối năng lượng” (De Kimpe và Warkentin – 1983) [11], là những trợ giúp cần thiết cho các hệ sinh thái. Mục đích của sản xuất là tạo ra lợi nhuận luôn chi phối các tác động của con người lên đất đai và môi trường tự nhiên, những giải pháp sử dụng và quản lý đất không thích hợp chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng lớn trong đất, sẽ làm cho đất bị thoái hoá.

Sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và tương lai phát triển của loài người, bởi vậy việc tìm kiếm các giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ pháp sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế quan tâm. Thuật ngữ “Sử dụng đất bền vững” (Sustainable land use) đã trở thành thông dụng trên thế giới hiện nay.

Nội dung sử dụng đất bền vững bao hàm ở một vùng trên bề mặt trái đất với tất cả các đặc trưng: Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thuỷ văn, động vật, thực vật và cả những hoạt động cải thiện việc sử dụng và quản lý đất đai như: hệ thống tiêu nước, xây dựng đồng ruộng ... Do đó thông qua hoạt động thực tiễn sử dụng đất chúng ta phải xác định được những vấn đề liên quan đến các yếu tố tác động đến khả năng bền vững đất đai trên phạm vi cụ thể của từng vùng để tránh khỏi những sai lầm trong sử dụng đất, đồng thời hạn chế được những tác hại đối với môi trường sinh thái [4].

Theo Fetry sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:

- Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng tự nhiên không phá vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nhân dân [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)