4. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2.4. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp
Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp tác động đến môi trường ở một số mặt chủ đạo: xói mòn và rửa trôi đất ở nơi có địa hình cao; suy thoái hóa học như mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ, chua đất, tăng hàm lượng các chất độc hại, ô nhiễm; suy thoái vật lý như mất cấu trúc, chặt nén, giảm độ thấm nước và sức chứa ẩm. Các nguyên nhân do canh tác làm ảnh hưởng đến môi trường còn rất nhiều, trong đó phải kể đến tình trạng mất rừng do chiến tranh và phá rừng lấy đất canh tác nông nghiệp khai thác lâm sản một cách bừa bãi làm diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên, hệ số che phủ thấp là điều kiện thuận lợi cho quá trình xói mòn, rửa trôi gây nên hiện tượng suy thoái đất.
- Chế độ bón phân và sử dụng thuốc trừ sâu và nhu cầu về lương thực, thực phẩm của con người ngày càng tăng trong khi diện tích đất canh tác có hạn, dẫn tới việc phải tăng cường sử dụng đất. Việc tăng hệ số sử dụng đất nhưng không bồi hoàn các chất dinh dưỡng mà cây đã lấy đi trong đất làm cho đất ngày càng suy kiệt. Lượng phân bón hữu cơ giảm, phân hóa học bón quá nhiều (đặc biệt là phân đạm) là nguyên nhân làm cho đất ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm, hiện tượng đất luôn bị xói mòn, rửa trôi làm lượng hữu cơ giảm nhanh chóng không thể bù đắp kịp.
- Trong thời gian qua trên địa bàn người nông dân đã sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm (một số loại cây trồng cạn như lạc, đậu
tương, rau các loại... cũng được phun từ 1-3 lần trong một vụ). Tuy chưa có
kết quả phân tích nhưng qua phỏng vấn người dân cho thấy do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm cho nguồn đất và nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Đặc biệt là các vùng thấp, trũng do hiện tượng xói mòn, rửa trôi nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ có nguy cơ bị ô nhiễm nguồn nước và đất cao hơn so với vùng khác. Vì vậy sản xuất nông nghiệp cần phải giảm việc phun thuốc trừ sâu, nhất là đối với cây trồng cạn ngắn ngày, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa như trồng các loại cây có khả năng kháng bệnh tốt đem lại sản phẩm sạch là rất cần thiết (rau an toàn...)
- Đất trồng cây hàng năm: diện tích đất lúa có tác dụng cải tạo đất, ô nhiễm đất thấp, qua điều tra ở các điểm nghiên cứu cho thấy chủ yếu nhân dân vẫn sử dụng phân hữu cơ, tỷ lệ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giữa các hộ không đều. Thực tế cho thấy ở ruộng 3 vụ, không những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn có tác dụng cải tạo môi trường tốt, cây trồng hạn chế bị sâu bệnh phá hoại do có sự luân canh giữa cây trồng cạn và cây trồng nước, đất được che phủ quanh năm. Đối với canh tác nương rẫy là phương thức cổ truyền khó thay đổi của đồng bào nơi đây, do chuẩn bị đất muộn, gieo trồng muộn, sinh trưởng ban đầu chậm, bước vào đầu mùa mưa mà độ che phủ vẫn còn thấp nên ảnh hưởng của xói mòn, rửa trôi lớn ở giai đoạn đầu mùa mưa, có độ che phủ tối đa thấp, ít có tầng cỏ ở phía dưới nên bị ảnh hưởng của xói mòn, rửa trôi trong suốt quá trình sinh trưởng, có thể quan sát được bằng mắt thường.
LUT chè là cây trồng phù hợp nhất với vùng đất có độ dốc nơi đây, đặc biệt không chỉ là cây trồng có giá trị kinh tế, thu hút nhiều lao động, có tác dụng rất lớn chống xói mòn, rửa trôi trên đồi núi dốc. Trong quá trình khai hoang, trồng chè đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt đất hoang hóa, sau bốn năm khai hoang trồng mới đến hết giai đoạn kiến thiết cơ bản đất bị lộ thiên, dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, sự tổn thất về chất hữu cơ càng rõ dệt. Chuyển sang giai đoạn kinh doanh chè theo chế độ canh tác hiện hành, đã bị giảm đáng kể lượng mùn. Vì vậy, cần khuyến cáo người dân áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc chống xói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ mòn, giữ ẩm cho đất như: chè + cây che bóng; chè + cây che bóng + cốt khí tăng cường các biện pháp che phủ để tránh xói mòn, rửa trôi.
Trong thời gian qua Sở khoa học, kế hoạch và đầu tư đã mở rất nhiều lớp tập huấn cho bà con nhân dân sản xuất Chè sạch theo tiêu chuẩn VietGap, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học mà tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh trong trong sản xuất nên đã giảm thiểu được mức độ đa ảnh hưởng đến môi trường. Mặt khác, 05 xã khu vực phía tây thành phố đang tiến hành xây dựng NTM được nhà nước đầu tư các bể chứa rác thải trong vùng sản xuất để thu gom các chất thải độc hại như túi đựng thuốc trừ sâu….nên đã hạn chế được ô nhiễm môi trường trong các vùng sản xuất.