Các phương pháp khác

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 42 - 93)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.3.Các phương pháp khác

- Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có, các kết quả nghiên cứu đã có trong vùng liên quan đến đề tài nghiên cứu được chúng tôi thu thập chọn lọc theo yêu cầu của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.

- Phương pháp dự báo: Các đề xuất được dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, những dự báo về nhu cầu xã hội và sự tiến bộ của khoa hoạc kỹ thuật nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khí hậu thành phố Thái Nguyên nói chung và 05 xã phía tây nói riêng mang đặc trưng của vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn.

Khu vực phía tây thành phố Thái Nguyên bao gồm 05 xã Tân Cương, Thịnh Đức, Phúc Trìu, Phúc Xuân và Quyết Thắng với tổng diện tích tự nhiên 8153,28 ha là những xã thuần nông, đời sống nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế của khu vực này dần có những chuyển biến theo hướng đa dạng hóa nghành nghề, gồm nông nghiệp (trồng lúa, phát triển vùng Chè đặc sản), Nuôi trồng thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), cây cảnh và đặc biệt là đang dần phát triển theo hướng du lịch sinh thái. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là việc đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của khu vực. Chính vì vậy đòi hỏi cần phải có hướng sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác gắn với bảo vệ và cải tạo đất. Các sản phẩm làm ra phải đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của 05 xã phía tây thành phố Thái Nguyên tuy có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không đồng bộ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế. Trong khi đó, những chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngành nông nghiệp chưa có hiệu quả.

* Tài nguyên thiên nhiên

Theo kết quả thống kê năm 2013 với tài nguyên đất của 05 xã có tổng diện tích 8.153,28 ha, hiện đã được khai thác đưa vào sử dụng 7.997,91 ha, chiếm đến 98,1 % quỹ đất của khu vực. Trong đó: Đất nông nghiệp là 6.072,75 ha; đất phi nông nghiệp 1.925,16 ha; đất chưa sử dụng còn lại 155,37 ha chỉ chiếm chưa đầy 2%.

Thảm thực vật trên địa bàn nghiên cứu còn tương đối khá. Theo số liệu thống kê của Chi cục kiểm lâm, đến cuối năm 2013 toàn vùng có khoảng 2.295 ha rừng; trong đó có hơn 1300 ha rừng phòng hộ thuộc 02 xã Phúc Xuân và Phúc trìu đạt độ che phủ trên 30%.

Diện tích rừng còn lại là rừng trồng sản xuất chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng...

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là khai thác Đá, cát, sỏi...trên dòng Sông Cầu chảy qua địa phận xã Tân Cương và Thịnh Đức. Tuy nhiên trong những năm gần đây do tình trạng khai thác ồ ạt không quản lý chặt chẽ dẫn đến nguồn tài nguyên trên đã dần bị cạn kiệt.

* Cảnh quan môi trường

Là khu vực thuần nông nghiệp, đô thị đang dần được hình thành, chưa phát triển mạnh, nên hiện tại mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất đai không lớn.

Những vấn đề môi trường cần tập trung giải quyết là đẩy mạnh phong trào trồng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực rừng phòng hộ đảm bảo tỷ lệ che phủ đạt mức cân bằng sinh thái. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới toàn bộ 05 xã đã có đội thu gom rác thải, rác thải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sinh hoạt và rác thải trong sản xuất nông nghiệp đều được thu gom và xử lý đúng theo tiêu chuẩn.

Từ những thực tiễn trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững là rất cần thiết.

3.1.2. Về kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Về quy mô dân số, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề của khu vực nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Quy mô dân số, tỷ lệ lao động năm 2013

Stt Hạng mục Hiện trạng 2013 Quy hoạch đến năm 2020 Đơn vị Số lƣợng Đơn vị Số lƣợng Xã Tân Cƣơng

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.375 Người 3.917

2 Lao động nông lâm nghiệp Người 3.037 Người 2.742

Tỷ lệ % 90 % 70

3 Lao động phi nông nghiệp Người 338 Người 1.175 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ % 10 % 30

Xã Thịnh Đức

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.890 Người 4.970 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 2.074 Người 1.786

Tỷ lệ % 53,3 % 35,9

3 Lao động phi NN Người 1.816 Người 3.184

Tỷ lệ % 46,7 % 64,1

Xã Phúc Trìu

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 3.280 Người 3.694 2 Lao động nông lâm nghiệp Người 2.830 Người 2.585

Tỷ lệ % 90 % 70

3 Lao động phi NN Người 315 Người 1.109

Tỷ lệ % 10 % 30

Xã Phúc Xuân

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 2.068 Người 2.228

2 Lao động nông lâm nghiệp Người 1.241 Người 1225

Tỷ lệ % 60 % 55

3 Lao động phi NN Người 827 Người 1.003

Tỷ lệ % 40 % 45

Xã Quyết Thắng

1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 4000 Người 4800

Lao động nông lâm nghiệp Người 1.720 Người 960

Tỷ lệ % 43 % 20

Lao động phi NN Người 2.280 Người 3.840

Tỷ lệ % 57 % 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Từ bảng 3.1 trên cho thấy khu vực nghiên cứu có nguồn lao động khá rồi dào. Tuy nhiên chủ yếu là lao động trong ngành nông – lâm nghiệp. Hầu hết các xã đều có tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao trên 50%, Đặc biệt xã Tân Cương và xã Phúc Trìu có tỷ lệ lao động nông nghiệp rất cao đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc định hướng phát triển trong tương lai, khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong 05 xã của khu vực chỉ có duy nhất Phúc Trìu không có đường tỉnh lộ đi qua, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế cho Phúc Trìu nói riêng và cho cả khu vực nói chung.

Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn thì khu vực phía tây của thành phố trong những năm gần đây đã được đầu tư khá cơ bản về cơ sở hạ tầng; Tất cả các xã đều có trường học ở 3 cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học trên địa bàn.

Các xã đều đó Trạm Y tế được xây dựng khang trang, đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho người dân. Tất cả các hộ dân trong khu vực đều có điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất.

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội * Những thuận lợi * Những thuận lợi

Vị trí địa lý, điều kiện giao thông đã tạo điều kiện cho khu vực có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ đất nông – lâm nghiệp lớn, nếu có các giải pháp hợp lý tăng năng suất cây trồng, sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi một phần diện tích cho các mục tiêu phát triển khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện tự nhiên phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền vững làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cạnh tranh cho các sản phẩm của địa phương như các hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, hàng chế biến nông sản.

Kinh tế của khu vực luôn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực; đảm bảo an ninh lương lực trên địa bàn và đẩy mạnh phát triển theo hướng hàng hóa.

* Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn nhất định đó là khu vực một số xã như Tân Cương với 1/3 diện tích là đất đối núi khó khăn trong việc phát triển sản xuất, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phá hoại đã gây ra rủi ro cho sản xuất và đời sống nhân dân. Kinh tế của khu vực vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa cao.

Chủ yếu là lao động phổ thông nên rất khó khăn trong việc phổ biến và áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất.

Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất còn yếu và thiếu chưa đảm bảo cho việc tăng trưởng kinh tế. Trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất chưa nhiều.

3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của 05 xã khu vực phía tây thành phố xã khu vực phía tây thành phố

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích của 05 xã phía tây thành phố Thái Nguyên là: 8.153,28 ha được thể hiện cụ thể ở bảng 3.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Stt

Mục đích sử dụng đất

X. Tân Cƣơng X. Thịnh Đức X. Phúc Trìu X. Phúc Xuân X. Quyết Thắng

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 1473.51 100 1612.69 100 2075.68 100 1835.88 100 1155.52 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1231.07 83.5 1234.12 76.5 1424.02 68.6 1390.81 75.6 792.73 68.6

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 717.39 883.78 742 598.88 696.36

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 361.16 526.32 346.95 314.56 358.94

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 234.02 375.94 262.1 252.61 270.79

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0.50

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 127.14 150.38 84.85 61.95 87.65

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 356.23 357.46 395.05 282.32 337.42

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 500.76 321.19 640.06 765.35 67.83

2 Đất phi nông nghiệp PNN 225.92 15.3 333.65 20.7 619.91 29.9 397.73 21.7 347.95 30.1

2.1 Đất ở OTC 34.93 72.79 45.26 51.43 65.77

2.2 Đất chuyên dùng CDG 129.43 178.41 148.14 102.52 253.57

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.37 0.71 1.21 0.36 3.20

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 5.35 52.52 2.07 2.42 3.42

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 55.84 28.58 423.23 241.00 21.99

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của khu vực có 6.072,75 ha, chiếm 74.75 % tổng diện tích tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp là 3.638,41 ha chiếm 60% diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Diện tích đất trồng cây hàng năm là 1.907,93 ha chiếm 52,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.728,48 ha chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp cụ thể từng loại đất được thể hiện ở bảng 3.3 và cơ cấu của nhóm đất sản xuất nông nghiệp được thể hiện tại hình 3.2.

Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013

Stt Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha)

Cơ cấu (%) 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 6.072,75

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3.638,41 100,0 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1.907,93 52,4

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1.395,46

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0.50

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 511.97

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.728,48 47,5

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2.295,19

( Nguồn: Số liệu thống kê đất đai năm 2013)

Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Căn cứ theo số liệu thống kê trên có thể thấy tỷ lệ đất nông nghiệp khu vực là rất cao chiếm 74,75% tổng diện tích tự nhiên. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm 52,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích 1.395,46 ha về cơ bản đã chủ động được nguồn lương thực tại địa phương.

- Đất trồng cây lâu năm chiếm 47,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm như Chè, vải, nhãn, hồng, thanh long...nhìn chung 5 xã đều có tỷ lệ đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm khá cân bằng.

3.2.3.Giá trị sản lượng ngành nông nghiệp năm 2013

Với truyền thống thâm canh trong sản xuất , nông nghiệp là nguồn thu chính của đại bộ phận nhân dân và đóng góp vào sự phát triển KTXH của khu vực. Hiện nay nông nghiệp của khu vực đã có sự chuyển biến phát triển một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng rau ăn toàn, mô hình làng nghề chè kết hợp với du lịch sinh thái, trang trại chăn nuôi tập trung...

Trong những năm gần đây nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật của trạm khuyến

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 42 - 93)