4. Ý nghĩa của đề tài
3.3.2.3. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp
Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội của quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Nó có mối quan hệ liên quan trực tiếp với hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các LUT. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ lượng được, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu như sau:
- Mức thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất
- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất
- Đảm bảo an toàn lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa - Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của hộ, trình độ và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật (Khả năng chấp nhận của người dân)
- Mức độ thích hợp với tập quán trồng trọt và sản xuất của người dân các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu
Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dư thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây lên, góp phần vào giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất chúng tôi tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên một lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng. Kết quả trình bày ở bảng 3.19 và hình 3.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.19. Số công lao động trung bình của các LUT theo vùng Loại hình sử dụng đất Vùng I Vùng II Vùng III T. Bình 1. Chuyên lúa 575 410 418 467 2. Lúa – Màu 820 973 983 925 3. Chuyên màu 743 1.153 1.004 966 4. Chè 1.710 1.700 1.700 1.703 Trung bình 1.282 1.412 1.368
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Từ bảng 3.19 và hình 3.8 số công lao động trung bình của LUT chuyên lúa là thấp nhất chỉ sử dụng khoảng 467 công/ha/năm. Số công lao động sử dụng nhiều nhất trong LUT Chè với bình quân 1.703 công/ha/năm. Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu cho hiệu quả kinh tế cao thường thu hút được nhiều lao động. Điển hình như LUT chè sử dụng đến 1.703 công/ha/năm và cũng mang lại giá trị ngày công tương đối cao đạt trên
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Công LĐ Chuyên lúa
Lúa - Màu Chuyên Màu Chè T. Bình LUT Vùng I Vùng II Vùng III
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 160 nghìn đồng. Đây là LUT điển hình có thể phát triển mở rộng nâng cao năng suất, sản lượng và nâng cao thu nhập cho nông dân.