Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 43 - 46)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 80 km.Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 ha, phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Khí hậu thành phố Thái Nguyên nói chung và 05 xã phía tây nói riêng mang đặc trưng của vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình hàng năm khá lớn.

Khu vực phía tây thành phố Thái Nguyên bao gồm 05 xã Tân Cương, Thịnh Đức, Phúc Trìu, Phúc Xuân và Quyết Thắng với tổng diện tích tự nhiên 8153,28 ha là những xã thuần nông, đời sống nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế của khu vực này dần có những chuyển biến theo hướng đa dạng hóa nghành nghề, gồm nông nghiệp (trồng lúa, phát triển vùng Chè đặc sản), Nuôi trồng thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), cây cảnh và đặc biệt là đang dần phát triển theo hướng du lịch sinh thái. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là việc đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của khu vực. Chính vì vậy đòi hỏi cần phải có hướng sản xuất mới, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác gắn với bảo vệ và cải tạo đất. Các sản phẩm làm ra phải đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và số lượng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của 05 xã phía tây thành phố Thái Nguyên tuy có những bước phát triển mới song nhìn chung vẫn còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ không đồng bộ, công cụ sản xuất đa phần là thủ công, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường còn rất hạn chế. Trong khi đó, những chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển ngành nông nghiệp chưa có hiệu quả.

* Tài nguyên thiên nhiên

Theo kết quả thống kê năm 2013 với tài nguyên đất của 05 xã có tổng diện tích 8.153,28 ha, hiện đã được khai thác đưa vào sử dụng 7.997,91 ha, chiếm đến 98,1 % quỹ đất của khu vực. Trong đó: Đất nông nghiệp là 6.072,75 ha; đất phi nông nghiệp 1.925,16 ha; đất chưa sử dụng còn lại 155,37 ha chỉ chiếm chưa đầy 2%.

Thảm thực vật trên địa bàn nghiên cứu còn tương đối khá. Theo số liệu thống kê của Chi cục kiểm lâm, đến cuối năm 2013 toàn vùng có khoảng 2.295 ha rừng; trong đó có hơn 1300 ha rừng phòng hộ thuộc 02 xã Phúc Xuân và Phúc trìu đạt độ che phủ trên 30%.

Diện tích rừng còn lại là rừng trồng sản xuất chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng...

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn không nhiều, chủ yếu là khai thác Đá, cát, sỏi...trên dòng Sông Cầu chảy qua địa phận xã Tân Cương và Thịnh Đức. Tuy nhiên trong những năm gần đây do tình trạng khai thác ồ ạt không quản lý chặt chẽ dẫn đến nguồn tài nguyên trên đã dần bị cạn kiệt.

* Cảnh quan môi trường

Là khu vực thuần nông nghiệp, đô thị đang dần được hình thành, chưa phát triển mạnh, nên hiện tại mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất đai không lớn.

Những vấn đề môi trường cần tập trung giải quyết là đẩy mạnh phong trào trồng rừng, bảo vệ nghiêm ngặt khu vực rừng phòng hộ đảm bảo tỷ lệ che phủ đạt mức cân bằng sinh thái. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới toàn bộ 05 xã đã có đội thu gom rác thải, rác thải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ sinh hoạt và rác thải trong sản xuất nông nghiệp đều được thu gom và xử lý đúng theo tiêu chuẩn.

Từ những thực tiễn trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của 05 xã phía tây thành phố thái nguyên (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)