I. Quy mô phát triển các ngành động lực trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên
3. Lao động trong các ngành động lực của nông nghiệp tỉnh hưng Yên
Tính đến năm 2010 số lao động hoạt động chiếm gần 80% tổng số lao động nông nghiệp của toàn tỉnh. Số lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh đứng thứ 2 trong tam giác kinh tế trọng điểm của vùng. So với năm 200 thì tốc độ tăng số lao động trong ngành công nghiệp chủ yếu của vùng là 8,7% (năm 2004 số lao động công nghiệp chủ yếu là khoảng 1554,76 nghìn người) đứng thứ 2 về tốc độ gia tăng lao động công nghiệp trong cả 3 vùng kinh tế trọng điểm (đứng sau vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – 13,8% và đứng trên vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam – 6,1%).
Quy mô lao động thể hiện trong bảng sau:
Bảng 16: Số lao động trong nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
Số lượng SS với LLLĐ(%) Số lượng SS với LLLĐ(%) Số lượng SS với LLLĐ(%) Nông nghiệp 412.25 62.5 385.004 58 365.223 53
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ tổng cục thống kê tỉnh Hưng Yên
Theo dõi bảng trên ta thấy số lao động trong ngành nông nghiệp giảm liên tục qua các năm là một biểu hiện của việc cho việc thu hút lao động vào ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó làm tổng số lao động trong các ngành động lực trong nông nghiệp cũng giảm đáng kể, tác động đến việc thúc đẩy vào chuyển dịch cơ cấu lao động trong cơ cấu chung nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ. Tới năm 2006 tổng số lao động trong các ngành nông nghiệp gần 412.25 nghìn lao động chiếm khoảng 62.5% tổng lực lượng lao động của tỉnh. Cho tới nay thì số lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu đã là trên 365.223 nghìn lao động chiếm khoảng 53% tổng lực lượng lao động của tỉnh.
Điều tra trên địa bàn 1 xã thuộc huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên cho thấy 25% vừa chăn nuôi vừa trồng rau, 55% vừa chăn nuôi vừa trồng các loại cây khác, 20% làm công việc khác. Trung bình cứ 10 hộ ở nông thôn thì cả 10 hộ đều tham gia chăn nuôi, 2 trong số 10 hộ này tham gia trồng rau ăn còn lại là trồng màu. Doanh thu từ việc chăn nuôi một trang trại lợn từ 30-50 con mang về cho nông hộ khoảng 100-200 triệu/ năm.
Tuy nhiên việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ chiếm tới 60% trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh những cái lợi cho người chăn nuôi như: tận dụng diện tích đất, lao động của gia đình, tận dụng nguồn thức ăn, đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh… thì chăn nuôi theo hình thức này vẫn đang gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn dịch bệnh và môi trường, sinh hoạt của người dân do hộ chăn nuôi xen kẹp trong khu dân cư. Theo Phòng NN&PTNT huyện Ân Thi, việc chăn nuôi nhỏ lẻ theo hình thức nông hộ, xen kẹp trong khu dân cư là khá phổ biến trong huyện. Do là huyện thuần nông, hoạt động phát triển kinh tế nhìn chung còn nhỏ lẻ nên chăn nuôi nông hộ được phần lớn các hộ nông dân áp dụng để có thêm thu nhập. Tổng đàn lợn của huyện hiện nay là gần 29 nghìn con, đàn trâu bò hơn 5 nghìn con,
gia cầm hơn 1 triệu 600 nghìn con, tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 1 nghìn con lợn, hơn 50 nghìn con gia cầm được chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư.
Thời gian qua tỉnh đã có chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, người nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đã tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để chương trình đạt hiệu quả, chất lượng cao thì cần có sự tháo gỡ những khó khăn từ các cấp, các ngành.