Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 66 - 68)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn tới.

2. Chính sách ưu tiên cho phát triển các ngành động lực trong nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên

2.5. Giải pháp về vốn

Chính sách tài chính, tín dụng là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời chính sách kinh tế - xã hội. Nó là cơ sở để hình thành thị trường vốn, thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo công bằng hoặc hỗ trợ vốn, tín dụng của chính quyền Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Với nhà nước: Mở rộng hệ thống dịch vụ cho khu vực nông thôn, tổ chức các quỹ tín dụng chuyên dành cho phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn. Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ Quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng người nghèo và các ngân hàng Thương mại quốc doanh. Hệ thống ngân hàng cần mở rộng các đại lý, đại diện của mình trên khắp các địa bàn nông thôn, đặc biệt là làng nghề, nơi thường có nhu cầu về sử dụng vốn lớn.

Đổi mới các chính sách tài chình, tín dụng nhằm hỗ trợ tạo lập và tăng cường vốn cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh trong làng nghề ở nông thôn.

+ Với địa phương: Hàng năm tỉnh có kế hoạch dành một lượng vốn đáng kể nhất định từ nguồn vốn đầu tư phát triển để cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trong làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển làng nghề.

+ Với ngân hàng: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay để kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc liên quan đến quá trình triển khai dự án và sử dụng vốn vay để phối hợp với các khách hàng nhằm cùng tháo gỡ, chấn chỉnh các sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, giảm thiểu rủi ro, thất thoát cho vốn vay.

+ Với doanh nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, các chủ doanh nghiệp, hộ gia đình trong các làng nghề cần được nâng cao tri thức về quản lý, các kiến thức về kinh doanh, tiếp thị, tiếp cận thị trường, quản lý tài chính...nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất – kinh doanh.

Cần phát huy nội lực, tận dụng vốn tự có tại địa phương; Tổ chức hình thức hợp tác xã để huy động nguồn vốn.

Trong sản xuất của làng nghề truyền thống nhu cầu về vốn không thật lớn như một số ngành nghề sản xuất khác, song nó vẫn còn một vai trò hết sức quan trọng vì nó là yếu tố vật chất có ý nghĩa quyết định của quá trình sản xuất. Thực tế hiện nay, các nguồn vốn để cung cấp cho các làng nghề còn rất hạn chế. Sự thiếu vốn thường diễn ra do khả năng tích lũy để đầu tư phát triển

sản xuất của các cơ sở còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức hay bán chính thức còn hạn hẹp.

Mặc dù yêu cầu về vốn cho sản xuất đối với các sản phẩm truyền thống không phải là lớn, nhưng với quy mô sản xuất nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể gặp khó khăn về vốn trong việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới.

Để góp phần từng bước khắc phục tình trạng khó khăn về vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm ngành động lực nói chung, của các ngành nông nghiệp, công nghiệp nói riêng, cần thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường tài chính, tín dụng, hoạt động đa dạng, phong phú và có hiệu quả.

Đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn, tăng thời hạn vay vốn và tăng lượng vốn cho vay.

3. Kiến nghị

Để phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tôi xin có một số kiến nghị như sau:

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 66 - 68)