Đánh giá về thực trạng phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 47 - 52)

Hưng Yên.

1. Một số thành tựu nổi bật trong thời gian qua

Nông nghiệp:

Trồng rau:

Đưa vào sản xuất nhiều cây màu có năng suất, chất lượng tốt như giống ngô lai CP888, LVN10, LVN20, giống lạc L12, L14, L18; Đậu tương DT93, DT84,… và nhiều giống rau cao cấp khác. Chăn nuôi

Giống lợn: Đã triển khai tích cực thực hiện dự án xây dựng trại lợn nái

giống ngoại cấp “ông, bà” tại Trung tâm giống gia súc Dân Tiến, đưa quy mô từ 100 con lên 220 con đạt phẩm cấp cao, lợn hậu bị xuất ra được nông dân đưa vào sản xuất và tiêu thụ hết. Trung tâm truyền tinh nhân tạo lợn đã nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác tốt 50 con lợn đực ngoại, sản xuất và tiêu thụ được 106.000 liều tinh, tăng 10,4% so với năm 2002, góp phần quan trọng đưa tỷ lệ lợn hướng nạc từ 22% (năm 2002) lên 30,7% (năm 2003).

Giống bò: Tập trung bình tuyển, chọn lọc được khoảng 130 con bò đực

giống Sind và 3/4 máu Sind phục vụ chương trình Sind hóa đàn bò, cho ra đời được hàng trăm bê lai giống bò sữa cao sản bằng thụ tinh nhân tạo, phục vụ chương trình chăn nuôi bò sữa của tỉnh. Đàn bò lai sind của tỉnh đã đạt 80% tổng đàn.

Giống thủy sản: Đã cho cá chim trắng sinh sản nhân tạo thành công đạt

sản lượng 4,7 triệu con, sản xuất được 60 vạn cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp lai khác loài phục vụ chương trình nuôi cá rô phi đơn tính xuất khẩu, cá trắm đen trên 80 vạn con, trên 10 triệu cá bột chép V1. Năm 2003, đã thực hiện bước đầu có kết quả đề án nuôi cá rô phi xuất khẩu với diện tích 43,5ha, năng suất đạt trên 10 tấn/ha/năm với giá bán bình quân 13.500đ/kg, góp phần nâng cao sản lượng và hiệu quả nghề nuôi cá của tỉnh, là động lực

quan trọng thúc đẩy phong trào nuôi thuỷ sản tỉnh Hưng Yên. Năm 2004 đã triển khai thực hiện đề án nuôi cá rô phi được 36,3ha, mặc dù đến thời điểm này (6/2004) chưa được thu hoạch nhưng kết quả dự kiến sẽ khả quan hơn năm 2003.

Nuôi thủy đặc sản: Những năm gần đây cùng với yêu cầu đòi hỏi ngày

càng cao của thị trường, Hưng Yên cũng đã và đang chuyển hướng sang nuôi một số loại thuỷ đặc sản có giá trị hàng hóa cao như: Nuôi ba ba xuất khẩu, ếch, rắn,... Bên cạnh đó, nuôi cá lồng bè trên sông Hồng (xã Bình Minh, Khoái Châu) và nuôi trai cánh (Yên Mỹ) cũng đang phát triển khá, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

2. Những khó khăn, tồn tại

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế nông nghiệp, song vẫn còn những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực nông nghiệp như: Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn thiếu đồng bộ, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, khả năng cạnh tranh của nông sản chưa cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung với quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá còn chậm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất và tỷ lệ diện tích trồng cây vụ đông đạt thấp so với mục tiêu đề ra. Chăn nuôi phân tán trong khu dân cư vẫn còn lớn, gây ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, chất lượng nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; việc quản lý xây dựng các khu dân cư và quản lý môi trường còn nhiều bất cập. Một số địa phương phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông dân có tư tưởng không gắn bó với đồng ruộng, với sản xuất nông nghiệp... Cùng với đó, diễn biến thời tiết, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp, bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Một số hạn chế trong sản xuất rau và chăn nuôi của tỉnh hiện nay:

toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.

- Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản.

- Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.

- Đầu năm và giữa năm thời tiết diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Còn có một số địa phương chấp hành lịch thời vụ chưa nghiêm (cấy sớm) và bệnh rầy nâu phát triển nhanh ở cuối vụ nên đã ảnh hưởng tới năng suất lúa. Dịch tai xanh ở lợn đã gây thiệt hại cho người chăn nuôi, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và thị trường tiêu thụ.

Mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao, tạo việc làm cho nhiều lao động vùng nông thôn, song sự phát triển chăn nuôi, đặc biệt là mô hình trang trại còn nhiều hạn chế. Hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hướng tự phát, phân tán, qui mô chăn nuôi nhỏ chiếm trên 80%, năng suất, hiệu quả và hệ số quay vòng chăn nuôi thấp. Do việc triển khai thực hiện quy hoạch và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư còn nhiều khó khăn, do vậy các trạng trại hiện nay phát triển chủ yếu ở gần đường làng, cùng nơi ở trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường nông thôn, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có cơ sở giết mổ tập

trung, gia súc, gia cầm trước khi giết mổ chưa được kiểm dịch chiếm tỷ lệ lớn. Thêm vào đó, hệ thống sản xuất con giống gia súc, gia cầm còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, hiện tại chưa có cơ sở nào sản xuất giống thuần cấp ông, bà, dẫn đến bị động nguồn con giống chất lượng cao và an toàn dịch...

“Mấu chốt là, nông dân làm nông nghiệp ở những vùng thuần nông còn khó khăn quá. Sản xuất nông nghiệp bí bách, không mang lại lợi nhuận cao. Khoảng cách giàu nghèo giữa họ với ngay một số huyện có công nghiệp phát triển trong địa bàn tỉnh đã cách xa một trời một vực. Vì thế, có cơ hội “đổi đời” họ không thể không chộp lấy ngay lập tức. Còn ở những huyện đã có công nghiệp, nông dân quyết giữ diện tích còn lại để “nuôi cái bụng” và để có việc làm cũng là điều dễ hiểu" - ông Vũ Quang Sang nói.

3. Nguyên nhân của những tồn tại

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Kinh tế thế giới chậm hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, thời tiết bất thường, dịch bệnh tiềm ẩn; hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu đồng bộ; tỷ lệ lao động tay nghề cao hoặc qua đào tạo còn thấp.

- Tình trạng thiếu điện kéo dài trên diện rộng ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp.

- Do cơ chế, chính sách của nhà nước chưa ban hành kịp thời, thiếu đồng bộ và còn quá phức tạp; nhiều qui trình, thủ tục còn rườm rà, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội ở một số ngành, địa phương chưa chủ động, kịp thời, thiếu tính sáng tạo và khả năng khai thác các nguồn lực, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân và các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số cơ quan quản lý nhà nước hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa đưa ra các giải pháp có hiệu quả, có biểu hiện trông chờ và ỷ lại. Một bộ phận cán bộ, công chức yếu về chuyên môn, hạn chế về kinh nghiệm, ý thức phục vụ công việc chưa cao, thiếu tinh thần trách nhiệm, trong khi việc kiểm tra, giám sát không thường xuyên và chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế trình độ, chuyên gia đầu ngành cao còn ít. Công tác phối kết hợp giữa một số ngành, một số đơn vị hiệu quả chưa cao

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CÁC NGÀNH ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH HƯNG YÊN

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 47 - 52)