Quy mô theo hình thức chăn nuô

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)

I. Quy mô phát triển các ngành động lực trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên

a. Quy mô theo hình thức chăn nuô

Thời gian qua kinh tế tỉnh Hưng Yên có sự thay đổi khá rõ nét do sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, sự phát triển của quá trình đô thị hóa...Chính những điều này đã làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh yên Yên thay đổi tích cực tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, sự tăng nhanh của tốc độ đô thị hóa đã tạo ra một sức ép khá lớn cho nông nghiệp đó là diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, trong khi lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Do vậy, việc tìm ra hướng đi đúng cho ngành nông nghiệp là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xóa đói giảm nghèo.

Với cách đi riêng của mình, thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên đã có sự phát triển đáng kể. Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh tập trung sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển các vùng trồng rau phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà nội và các vùng lân cận. Với phương châm đưa ngành chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính, thời gian qua tỉnh đã tập trung theo hướng mở rộng quy

mô, quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Nhiều mô hình sản phẩm chăn nuôi sạch được phát triển đặc biệt là trong chăn nuôi lợn và gà của tỉnh không ngừng được tăng lên. Chính vì thế, giá trị của ngành chăn nuôi nói chung ngày càng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn trong giá trị của toàn ngành nông nghiệp.

Bảng 10: Số lượng gia súc, gia cầm tại địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đơn vị: Nghìn con Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Lợn 400.2 432.8 459.2 499.3 545.6 599.6 548.3 600.5 615.1 608.6 Bò 29.2 29.8 30.5 31.6 36.9 43.2 50 50.7 46.9 40.7 Gia cầm 5543 5790 6073 6179 6206 6496 5023 5582 6263 6991 Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 4: Số lượng gia súc, gia cầm tại địa bàn tỉnh Hưng Yên thời gian qua

Nhìn vào biểu đồ ta thấy lợn và gia cầm là hai loại chăn nuôi đang chiếm ưu thế trong tỉnh. Sản lượng lợn qua các năm ít biến động trong khi sản lượng gia cầm thì thay đổi ngày càng tăng nhiều qua các năm. Chất lượng đàn lợn được nâng cao theo hướng nạc hoá, đàn lợn ngoại siêu nạc ngày càng được

nuôi phổ biến ở nhiều địa phương. Qui mô và hình thức chăn nuôi lợn cũng phát triển, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn, với qui mô bình quân 20 -30 lợn nái/trang trại, 100 -200 lợn thịt, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng thịt lợn hơi. Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và quy môn lao động vùng nông thôn. Ở các huyện phía bắc của tỉnh như Khoái Châu, Văn Giang, Mỹ Hào có phong trào phát triển trang trại mạnh và mang lại giá trị cao

Năm 2009 sản lượng gia cầm là 6991 nghìn con cao nhất tăng 1868 nghìn con so với năm thấp nhất 2006 là 5023 nghìn con.

Ngoài việc đầu tư cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những năm qua Yên Hưng đã tập trung đầu tư cho nghề nuôi trồng thuỷ sản, bước đầu đã dần hình thành các vùng nuôi thâm canh cho năng suất, sản lượng cao.

Bảng 11: Sản lượng thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng yên

Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả nước 1987934 2026600 2074526 2136408 2280527 2420823 ĐBSH 144973 148413 156602 175051 188953 196286 Sản lượng 1468 1151 1034 996 934 885 Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản của Hưng Yên so với Đồng bằng sông Hồng nói chung và so với cả nước nói riêng chưa cao. Nhưng những năm qua đây cũng là ngành mang lại mức thu nhập đáng kể cho người nông dân. Sản lượng năm 2010 (885 tấn) có xu hướng giảm nhiều so với những năm trước Một phần nguyên nhân quan trọng là do vụ sản xuất năm nay, diện tích nuôi cá nước ngọt và nuôi tôm trái vụ tăng; nhiều hộ nuôi cua năm trước chưa thu hoạch hết chuyển gối vụ thu sang vụ sau.

Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thuỷ sản tại Yên Hưng cũng đang gặp không ít khó khăn, trong đó phải kể đến: cơ sở hạ tầng, vốn, giống, dịch bệnh;

phần lớn diện tích ao đầm vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, chịu rủi ro lớn từ thiên nhiên. Thực tế cho thấy, nuôi trồng thuỷ sản ở Yên Hưng phát triển với tốc độ nhanh nhưng chưa thật sự bền vững; phần lớn diện tích vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, điều kiện nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh gặp nhiều khó khăn.

Bảng 12: Quy mô chăn nuôi của các hộ điều tra

( Tính bình quân trên 1 hộ điều tra)

Chỉ tiêu ĐVT Chăn nuôi vịt Chăn nuôi

lợn

Tổng số hộ điều tra Hộ 60 60

Diện tích chuồng bình quân

m2 11,6 45

Số lứa bình quân/năm Lứa/năm 3,64 3

Số con bình quân/ lứa Con 73,94 30

Sản lượng thịt hơi BQ Kg 538,28 2450

Tổng giá trị BQ/hộ 1000đồng 19.916,48 50.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng cho thấy tổng giá trị bình quân của một hộ chăn nuôi vịt trong một năm thuận lợi đạt 19,9 triệu đồng; một hộ chăn nuôi lợn là 50 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi vịt của gia đình anh Đạt xã Phùng Hưng – Khoái châu – Hưng yên

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Hải – Xã Tân Châu –

Khoái Châu – Hưng Yên

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w