Định hướng phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên 1 Quan điểm phát triển các ngành động lực

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 52 - 56)

1. Quan điểm phát triển các ngành động lực

Quan điểm bao trùm phát triển các ngành động lực nói của Hưng Yên trong thời gian tới là phải đứng trên quan điểm thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu để phát triển. Xuất phát từ quan điểm trên, phát triển các ngành động lực phải hướng tới những vấn đề sau:

Một là, phát triển các ngành động lực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung một cách mạnh mẽ, gắn sản xuất với lưu thông và chế biến nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường

Thực tế, những năm qua phát triển các ngành động lực ở Hưng Yên đang bước đầu hướng về thị trường nhưng chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ ý nghĩa của nó, đại bộ phận người sản xuất chưa mạnh dạn trong lĩnh vực đầu tư. Sự lựa chọn thị trường có trọng điểm và mở rộng thị trường chưa được chú trọng.

Hai là, phát triển các ngành động lực trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm

Thực tế nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm ngành động lực của Hưng Yên được sản xuất khá đa dạng, tuy nhiên chất lượng chưa cao. Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi quá trình sản xuất – tiêu thụ cần ứng dụng kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, đồng thời đổi mới công nghệ và trang máy móc thiết bị, bảo quản sản phẩm theo hướng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Ba là, phát triển các ngành động lực trên cơ sở khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Để phát triển các ngành động lực ở Hưng Yên một cách vững chắc và lâu dài với tốc độ cao, cần có chiến lược thích hợp về sự kết hợp giữa các thành phần kinh tế.Quán triệt quan điểm này nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế.

Bốn là, phát triển các ngành động lực cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương và các ban ngành có liên quan

Phát triển các ngành động lực trong môi trường kinh tế thị trường, để thúc đẩy được đòi hỏi phải xuất phát từ động lực trực tiếp của người lao động. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào sự tác động từ phía các cơ quan quản lý vĩ mô thông qua hệ thống cơ chế - chính sách khuyến khích trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm các ngành động lực.

2. Định hướng phát triển các ngành động lực

Về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiêp tăng 4%, công nghiệp tăng 19% và dịch vụ tăng 16%; tạo thêm việc làm mới bình quân trên 2,2 vạn lao động/năm. Đến năm 2015, thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/người; tổng thu ngân sách đạt 6.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt trên 5.000 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 1%; có 30% trường mầm non, 80% trường tiểu học, 55% trường trung học cơ sở và 30% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Về công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể, tỉnh phấn đấu hàng năm có 85% số tổ chức cơ sở đảng đạt TSVM; 80% chính quyền cấp xã vững mạnh và 85% đoàn thể đạt vững mạnh.

1. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập,

chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đưa các giống cây, con năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như giống lúa chất lượng cao, giống bò lai sind, lợn hướng nạc, gia cầm siêu trứng, siêu nạc,...

2. Tăng cường đầu tư nhiều cho nông nghiệp nông thôn, xây dựng cơ sở

hạ tầng, trước hết là đầu tư cho các công trình thủy lợi đảm bảo tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão, phục vụ tưới tiêu khoa học, đầu tư hệ thống sản xuất giống cây trồng vật nuôi, mở rộng ứng dụng và phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

3. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông sản theo quy hoạch vùng để khai

thác thế mạnh của địa phương, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, khắc phục tình trạng bố trí sản xuất không dựa trên quy hoạch và đòi hỏi của thị trường về chất lượng và giá cả có sức hấp dẫn trong cạnh tranh.

4. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, coi trọng ứng dụng tiến bộ

khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tập trung xây dựng các mô hình chế biến có quy mô vừa và nhỏ như chế biến nhãn, vải, dược liệu tinh dầu, thức ăn gia súc, sản xuất hàng hóa chất lượng cao...Phát triển và khai thác có hiệu quả các cơ sở chế biến thực phẩm để từng bước mở rộng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu nông sản thực phẩm đã qua chế biến.

5. Tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ

sản phẩm nông nghiệp như: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin thị trường; xây dựng thương hiệu một số hàng hóa có thế mạnh cạnh tranh, Nhãn lồng, mật ong, lúa chất lượng cao... và một số chợ đầu mối tiêu thụ hàng nông sản.

6. Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn,

bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng lao động nông nghiệp. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dậy nghề của tỉnh. Có cơ chế thu hút cán bộ kỹ thuật về nông thôn công tác. Triển khai xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống khuyến nông cơ sở, đào tạo khuyến nông viên, tập huấn kỹ thuật để nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

7. Đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn trên cơ sở đổi mới tổ chức hoạt

động của các HTX. Xây dựng HTX làm ăn có hiệu quả thu hút đông đảo các hộ nông dân tham gia, giúp nông dân khắc phục những khó khăn trong sản xuất, phòng chống thiên tai và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha, hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm.

8. Phát triển ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dự kiến

tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2010 tăng trung bình 5%/năm. Khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu và lao động, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.

9. Đưa ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất

chính và phát triển theo công nghiệp hóa cung cấp cho các đô thị và chế biến xuất khẩu. Thực hiện tốt chương trình sind hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn. Phát triển nhanh đàn lợn thịt ở các khu chăn nuôi tập trung và hộ gia đình. Phát triển chăn nuôi bò sữa, các giống gia súc, gia cầm và thủy sản có giá trị kinh tế hàng hóa cao.

3. Mục tiêu phát triển các ngành động lực của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới thời gian tới

Nhìn vào thực thế phát triển của các ngành động lực trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được còn nhiều những hạn chế, tồn tại đang được xem là những điểm nghẽn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Theo đó, dù sản phẩm của các ngành đã được nhiều người biết đến và có thị trường khá ổn định song chưa xứng tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mục tiêu cần đặt ra cho các ngành động lực tới năm 2015 là:

Đối với ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân 4%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp: cây lương thực 20%, rau quả, cây công nghiệp 35%, chăn nuôi, thủy sản 45%, giá trị thu nhập mỗi ha canh tác

đạt hơn 120 triệu đồng/năm. Xây dựng và phát triển các thương hiệu mạnh (Nhãn lồng, tương bần, dệt may...), có như vậy các ngành động lực mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Cùng với việc tháo gỡ những khó khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, trong những năm tiếp theo, cụ thể đến năm 2015 nông nghiệp tỉnh ta phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,0%/năm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp: cây lương thực 20%, rau quả, cây công nghiệp 32%, chăn nuôi, thủy sản 48%, năng suất lúa bình quân 64 tạ/ha; lúa chất lượng cao chiếm 55%, diện tích lúa lai 30%, tổng sản lượng lương thực có hạt 545 nghìn tấn; bình quân lương thực 455-460kg/người/năm, giá trị thu nhập 1 ha canh tác đạt trên 120 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở thành thị đạt 97%, nông thôn 87%, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%, trên 22% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w