Các hình thức tổ chức sản xuất rau của tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 32)

I. Quy mô phát triển các ngành động lực trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên

1. Thực trạng diễn biến về diện tích, năng suất rau Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng rau

1.2.2. Các hình thức tổ chức sản xuất rau của tỉnh

Các loại hình tổ chức sản xuất- tiêu thụ rau ở tỉnh hưng Yên bao gồm: Các nông hộ, các hợp tác xã

Loại hình sản xuất nông hộ là loại hình sản xuất chính hiện nay, các hợp tác xã là loại hình truyền thống trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, là đầu mối tham gia sản xuất và tiêu thụ rau của tỉnh.

 Loại hình nông hộ trong phát triển rau

Một vài hộ có tham gia vào loại hình HTX khác nhau nhưng chỉ chịu sự điều hành của HTX khi HTX bao tiêu sản phẩm.

Bảng 6: Đánh giá cơ hội và thách thức của các nông hộ

Điểm mạnh

- Nắm giữ tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai - Có kinh nghiệm sản xuất rau - Là lực lượng sản xuất chính, sản xuất ra trên 90% sản lượng rau của tỉnh - Luôn luôn chủ động trong triển khai sản xuất. Động lực sản xuất rõ ràng, chăm chỉ.

Điểm yếu:

- Tham gia HTX nhưng chỉ chấp hành sự điều hành của HTX khi được bao tiêu sản phẩm

- Sản xuất tự phát

- Quy mô nhỏ, chủng loại rau đơn điệu

- Khả năng tự đầu tư thấp

- Tùy tiện trong việc chấp hành các quy định về sả xuất – tiêu thụ rau - Hạn chế về các mối quan hệ Cơ hội

- Được hưởng lợi từ đầu tư công

- Được hưởng lợi từ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển rau sạch

- Có thể năm bắt tốt thiết bị kỹ thuật nếu được đào tạo phù hợp

Thách thức:

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Áp dụng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất – kinh doanh - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

phục vụ sản xuất

- Sản lượng cung ứng lớn, ổn định, chủng loại đa dạng, phong phú

rau khoảng 23 năm nên có thế nắm bắt tốt các kỹ thuật trồng rau, tuy nhiên ý thức tự giác tuân theo quy định của người tham gia sản xuất không cao, chưa hình thành thói quen trồng rau theo tiêu chuẩn gieo trồng rau sạch. Quy mô sản xuất nông hộ rất nhỏ, thường 1 hộ tại vùng chuyên rau có từ 0,4 -0,5 ha đất canh tác rau nhưng lại chia thành 5-7 mảnh ở những xứ đồng khác nhau nên rất khó khăn trong canh tác, áp dụng thiết bị kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất

Giá trị ngày công lao động của hộ sản xuất rau của tỉnh cao rõ rệt, là một bước tiến mới cho người nông dân

Bảng 7: Hiệu quả sản xuất rau của các đối tượng nghiên cứu năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Hộ sản xuất rau

Giá trị sản xuất 1000đồng 113.811

Chi phí trung gian 1000đồng 30.381

Tổng chi phí 1000đồng 32.371

Giá trị gia tăng 1000đồng 83.430

Thu nhập hỗn hợp bình quân

1000đồng 81.440

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010

 Loại hình HTX trong phát triển rau

Sự xuất hiện của loại hình sản xuất rau HTX chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất rau an toàn của tỉnh. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rau sạch của người dân trong tỉnh mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của những tỉnh lân cận, nhất là trên địa bàn Hà Nội

Bảng 8: Đánh giá cơ hội và thách thức của các HTX sản xuất rau

Điểm mạnh:

- Là loại hình tổ chức sản xuất quen thuộc ở nông thôn

- Quan hệ giữa HTX và các xã viên thường thân thiện, gần gũi, có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.

- Tổ chức tương đối chặt chẽ

- Có kinh nghiêm điều hành sản xuất rau - Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kỹ năng thực hành tốt Điểm yếu: - Chỉ điều hành được các xã viên khi bao tiêu sản phẩm cho họ - Kế hoạch sản xuất đôi

khi mang tính cảm tính do thiếu thông tin thị trường

- Phần lơn không duy trì đội cán bộ kỹ thuật, khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm ở mức trung bình yếu. - Đội khi còn tùy tiện

trong việc điều hành đội sản xuất, kinh

- Bước đầu đã quan tâm xây dựng thương hiệu

doanh.

- Chưa có hiểu biết đầy đủ về thương hiệu - Hạn chế về vốn, trông

chờ đầu tư công

- Cán bộ phụ trách kinh doanh thường là do chủ nhiệm HTX kiêm nhiệm Cơ hội: - Tăng lượng sản phẩm tiêu thụ được

- Được hưởng lợi từ đầu tư công, từ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển rau sạch

- Có thể từng bước phát triển thị trường bằng thương hiệu của mình

Thách thức:

- Kiểm soát được chất lượng sản phẩm

- Áp dụng được cơ giới hóa, hiện đại hóa

- Cơ sở hạ tầng theo quy định - Duy trì và phát triển thương hiệu - Liên kết tiêu thụ sản phẩm

Theo số liệu báo cáo của các HTX thì 100% nhân lực tham gia sản xuất rau cho HTX là các xã viên có đất đai tại địa bàn hoạt động của HTX. Mặc dù một số HTX điều tra đều có cán bộ kỹ thuật trình độ từ trung cấp trở lên chỉ đạo nhưng các hợp đồng tiêu thụ của các HTX vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu phát triển các ngành động lực trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 32)