Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 47 - 101)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm trong điều kiện thời tiết khí hậu ở vụ Mùa năm 2012 và vụ Xuân 2013 tại Trường Đại học Nông Lâm.

- Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.

- Theo dõi sức sống của mạ.

- Theo dõi đánh giá một số đặc tính nông sinh học của từng dòng, giống.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí tuần tự không có nhắc lại. - Số công thức thí nghiệm: 22 công thức.

- Tổng số ô thí nghiệm: 22 ô thí nghiệm. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 1m2 (1m x 1m).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ ĐS1 (Đ/C) G-44 G-47 G-48 G-49 G-50 G-51 G-52 G-53 G-54 G-55 G-56 F1-1 F1-2 F1-3 F1-4 F1-5 F1-6 F1-7 F1-8 F1-9 KD18 (Đ/C) Dải bảo vệ Hình 2.1: Sơ đồ thí nghiệm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trong khi làm thí nghiệm

- Ngâm ủ hạt giống: Trước khi ngâm ủ cần loại bỏ những hạt lép, lửng, hạt cỏ dại, tạp chất… để lấy những hạt chắc mang đãi sạch tiếp tục ngâm khoảng 12 - 14 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 3 - 4 tiếng thì thay nước rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi nào thấy hạt thóc hút no nước rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành mang ủ.

Khi quan sát thấy hạt giống trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt hạt giống ra đãi sạch để ráo nước, sau đó cho vào thúng và phủ kín bằng vải. Thường xuyên kiểm tra khi thấy hạt lúa khô, ta phải bổ sung thêm nước để đảm bảo hạt giống nẩy mầm được đều, khi mầm nhú như gai dứa (nứt nanh) thì đem gieo. - Vụ Mùa 2012: + Ngày ngâm: 04/7/2012. + Ngày ủ: 07/7/2012. + Ngày gieo mạ: 11/7/2012. + Ngày cấy: 23/7/2012. Vụ Xuân 2013: + Ngày ngâm: 14/01/2013. + Ngày ủ: 16/01/2013. + Ngày gieo mạ: 20/01/2013. + Ngày cấy: 10/02/2013.

- Mật độ cấy: 33 khóm/m2 (khoảng cách 15cm x 20cm). Cấy 1 dảnh/khóm.

Phân bón:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Cách bón phân.

Bón lót: trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 30% K20.

Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn : 30% N + 40% K2O. Bón thúc lần 2 (nuôi đòng trước trỗ 15 - 20 ngày) : 20% N + 30% K20. - Kỹ thuật chăm sóc:

+ Làm đất gieo mạ: Làm mạ nền trong nhà lưới khu Công nghệ cao khoa Nông học.

Cách làm:

- Dùng lớp đất bùn nhão trên mặt ruộng, không có lẫn cỏ dại, rơm rạ. Dải đều đất trên mặt luống dày từ 2,0 - 2,5cm, phun nước giữ ẩm đất và san bằng mặt luống.

- Hàng ngày tưới ẩm bằng nước vào sáng sớm và chiều mát.

+ Làm đất cấy: Chuẩn bị đất cấy sau khi tiến hành gieo mạ xong. Đất được làm ải, cày bừa kỹ cho tới khi đạt được như mong muốn. Đồng thời, phát bờ, phát quang cỏ dại và thu dọn nguồn tàn dư sâu bệnh từ vụ trước.

- San phẳng mặt ruộng, ngâm nước, giữ ẩm cho tới khi cấy.

+ Chuẩn bị dây cấy: Dùng dây không giãn đã định trước các khoảng cách bằng nhau 20 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa hàng với hàng) và 15 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa cây với cây) để đám bảo cấy đúng mật độ.

+ Cấy: Cấy khi cây mạ phát triển khoẻ mạnh, đanh dảnh, lá có màu xanh đậm, không sâu bệnh, mạ được 3 - 3,8 lá.

- Kỹ thuật cấy: Cấy ngửa tay, nông tay, đều khóm, đúng mật độ. + Làm cỏ:

- Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt trừ cỏ dại, vùi phân, làm thông thoáng đất, giải phóng khí độc, làm đứt rễ dài, kích thích ra rễ mới. Nên làm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu kết hợp bón thúc trước khi lúa làm đòng. Khi làm cỏ để mức nước nông 3 - 5 cm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cách làm cỏ:

Làm cỏ đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (sau khi cấy lúa được 10 - 15 ngày). Làm cỏ đợt 2: Sau đợt 1 khoảng 20 - 35 ngày.

Có thể làm cỏ từ 1 - 3 lần và kết thúc làm cỏ khi lúa làm đòng. - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi quan sát có sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế.

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Chọn mẫu: Nguyên tắc cơ bản của chọn mẫu là ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là nguyên tắc để áp dụng phương pháp phân tích thống kê trong xử lý số liệu. Ngẫu nhiên giúp loại bỏ hoàn toàn định hướng của người nghiên cứu.

- Cách lấy mẫu: Chọn cây trung bình ở những chỗ điển hình của từng ô thí nghiệm. Chọn 5 khóm/ô thí nghiệm.

- Đo đếm: Số liệu đo đếm theo từng ô thí nghiệm và được ghi riêng theo ô.

- Thời gian theo dõi: 7 ngày/lần từ khi cấy đến khi lúa chín. - Ghi chép số liệu:

+ Số liệu thô là số liệu đo đếm được ngoài đồng ruộng và ghi cụ thể kết quả của từng mẫu theo dõi và theo từng ô.

+ Số liệu tinh là số liệu sau khi được tính toán, xử lý từ số liệu thô.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý trên Microsoft Excel.

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm

Áp dụng theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI năm 2002 và Quy phạm khảo nghiệm 10 TCN 554 - 558 - 2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2002.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

Định sẵn ra 3 cây để đo đếm.

- Sức sống của mạ: Quan sát, đo đếm 3 cây mạ ngẫu nhiên trên một giống trước khi cấy và cho điểm theo thang điểm sau:

+ Điểm 1: Rất mạnh - cây sinh trưởng rất nhanh, khi 5 lá cây đã có 2 hoặc nhiều dảnh với đa số cây trong quần thể.

+ Điểm 3: Mạnh - cây sinh trưởng nhanh, khi 4 - 5 lá số cây có 1 - 2 dảnh chiếm đa số trong quần thể.

+ Điểm 5: Trung bình - cây ở thời kỳ 4 lá.

+ Điểm 7: Yếu - cây bị lùn, khi cây 4 lá thường mảnh. + Điểm 9: Rất yếu - cây còi cọc, lá vàng.

- Số lá mạ khi cấy: Đếm số lá mạ trước khi cấy Cách ghi và tính tuổi lá:

+ 0,2 lá (lá bắt đầu ra nhưng chưa mở). + 0,5 lá (lá mở nhưng chưa hết).

+ 0,8 lá (lá mở hoàn toàn).

- Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây lúa đạt số nhánh tối đa.

- Thời gian làm đòng: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây làm đòng. - Thời gian trỗ bông: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

- Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.

- Thời gian sinh trưởng: Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.

+ Nhóm cực ngắn: Dưới 115 ngày. + Nhóm ngắn: Từ 115 - 135 ngày.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Nhóm trung bình: Từ 136 - 160 ngày.

+ Nhóm dài: Trên 160 ngày.

Trong đó, thời gian sinh trưởng được chia ra làm 3 giai đoạn: + Sinh trưởng sinh dưỡng.

+ Sinh trưởng sinh thực. + Chín.

Ba giai đoạn sinh trưởng này trải qua 9 thời kỳ được biểu thị bằng số như sau:

Bảng 2.2: Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa

Mã số Thời kỳ 1 Nảy mầm 2 Mạ 3 Đẻ nhánh 4 Vươn lóng 5 Làm đòng 6 Trỗ bông 7 Chín sữa 8 Vào chắc 9 Chín

- Tốc độ ra lá: Tiến hành theo dõi và đánh dấu số lá trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đếm số lá 1 lần.

- Khả năng đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi và đếm số nhánh trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đo chiều cao 1 lần.

+ Rất cao: hơn 25 dảnh/cây. + Tốt: 20 - 25 dảnh/cây.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Thấp: 5 - 9 dảnh/cây.

+ Rất thấp: dưới 5 dảnh/cây.

- Chiều cao cây: Đo từ sát mặt đất đến múp đầu lá cao nhất (đối với giai đoạn sinh trưởng), đến múp đầu bông (đối với giai đoạn phát triển). Không lấy số thập phân.

+ Điểm 1: Bán lùn (chiều cao < 90 cm).

+ Điểm 5: Trung bình (chiều cao từ 90 - 125 cm). + Điểm 9: Cao (chiều cao > 125 cm).

- Độ thoát cổ bông:

Theo dõi ở giai đoạn 7 - 9 lá, kết quả đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Thoát tốt.

+ Điểm 3: Thoát trung bình.

+ Điểm 5: Cổ bông chỉ vừa nhô ra khỏi bẹ lá. + Điểm 7: Thoát một phần.

+ Điểm 9: Không thoát được. - Dài bông:

Đo từ cổ bông đến đầu mút bông. + Điểm 1: Rất ngắn (< 20cm). + Điểm 3: Ngắn (20 - 25 cm). + Điểm 5: Trung bình ( 25 - 30 cm). + Điểm 7: Dài (30 - 35 cm). + Điểm 9: Rất dài (> 35 cm). - Độ tàn lá:

Theo dõi ở giai đoạn chín. Ghi lại màu sắc rồi đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên).

+ Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Độ rụng hạt:

Theo dõi ở giai đoạn chín. Giữ chặt bông và tuốt tay dọc bông lúa sau đó tính số phần trăm (%) hạt rụng. Đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 1: Khó rụng (số hạt rụng < 10%). + Điểm 3: Khó vừa (số hạt rụng từ 10 - 25 %). + Điểm 5: Trung bình (số hạt rụng từ 16 - 25 %). + Điểm 7: Khá dễ rụng (số hạt rụng từ 26 - 50 %). + Điểm 9: Dễ rụng (số hạt rụng > 50 %).

2.5.2. Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Năng suất hạt: Diện tích thu hoạch không được nhỏ hơn 5 m2/ô (không gặt các hàng biên). Báo cáo năng suất bằng tạ/ha với ẩm độ hạt 14%.

- Số bông/khóm: Đếm toàn bộ số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi, từ đó lấy giá trị trung bình/khóm.

- Số hạt chắc/bông: Đếm toàn bộ số hạt chắc/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt chắc/bông.

- Số hạt lép/bông: Đếm toàn bộ số hạt lép/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông.

- Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm tất cả số hạt có trên bông.

- Khối lượng nghìn hạt (gam): Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 - 14% sau đó tiến hành cân khối lượng 1000 hạt bằng cách như sau:

Đếm mỗi lần 500 hạt, cân 3 lần được khối lượng m1, m2, m3 khi sự sai khác giữa 2 lần cân < 3% thì KL1000 hạt được tính theo công thức sau:

KL1000 (g) =

m1 + m2 + m3

× 2 3

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năng suất cá thể (kg/m2): Đo đếm trên các cây mẫu theo dõi định sẵn:

NSCT = Số bông/m

2

x số hạt chắc/bông x KL1000 hạt 10

- Năng suất thực thu (tạ/ha): Gặt 1m2 một ô, đánh dấu và buộc từng cây đã định sẵn trong toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt riêng từng cây, phơi khô tới ẩm độ 13 - 14%, làm sạch rồi cân khối lượng từng khóm.

2.5.3. Chỉ tiêu về khả năng chống chịu * Tính chống đổ * Tính chống đổ

Theo dõi bằng phương pháp trực quan ở giai đoạn sinh trưởng của lúa từ lúc vào chắc - chín; sau đó đánh giá theo thang điểm của IRRI.

+ Điểm 1: Chống đổ tốt, không đổ.

+ Điểm 3: Chống đổ khá, hầu hết các cây đều nghiêng nhẹ.

+ Điểm 5: Chống đổ trung bình, hầu hết các cây nghiêng 300 (góc tạo bởi thân cây và mặt ruộng).

+ Điểm 7: Chống đổ yếu, hầu hết các cây bị nghiêng 450.

+ Điểm 9: Chống đổ rất yếu, tất cả các cây đều bị nằm rạp trên mặt đất.

* Khả năng chịu rét

Khả năng chịu rét của một số giống lúa được đánh giá ở giai đoạn cây con sau gieo một tuần. Hạt giống của từng dòng, giống được gieo riêng vào từng ô trong khay nhựa (15 hạt/ô, 3 lần nhắc lại). Sử dụng nước đá đang tan tưới thường xuyên 2 lần/giờ vào thời gian từ 8 - 18 giờ hàng ngày trong khoảng thời gian từ 7 - 10 ngày sau gieo. Quan sát màu sắc lá của các giống, đánh giá và cho điểm theo tiêu chuẩn của IRRI - 1996.

+ Điểm 1: Lá cây mạ có màu xanh đậm. + Điểm 3: Lá cây mạ có màu xanh nhạt. + Điểm 5: Lá cây mạ có màu vàng. + Điểm 7: Lá cây mạ có màu nâu. + Điểm 9: Lá cây mạ bị chết khô.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Giai đoạn từ vươn lóng đến chín: Đánh giá theo thang điểm

+ Điểm 1: Cây xanh bình thường, sinh trưởng và trỗ bình thường. + Điểm 3: Cây hơi bị còi, sinh trưởng bị chậm lại.

+ Điểm 5: Cây còi, lá biến vàng, sinh trưởng chậm.

+ Điểm 7: Cây còi cọc nặng, lá vàng, sinh trưởng chậm, trỗ không thoát. + Điểm 9: Cây còi cọc nặng, lá màu nâu, sinh trưởng chậm, không trỗ.

* Khả năng chống chịu sâu, bệnh

Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại theo phương pháp chung của IRRI. Điều tra thiệt hại vào thời điểm xuất hiện sâu, bệnh hại trên đồng ruộng và báo cáo kết quả ở giai đoạn nặng nhất.

- Sâu đục thân:

+ Nguyên căn: Chilo suppressalis, Scirpophara incertulas.

Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 khóm lúa theo phương pháp chọn tự do hoặc hệ thống tuần tự không lặp lại. Đếm số dảnh bị hại, số khóm bị hại, số khóm điều tra. Sau đó tính tỉ lệ hại (%) theo công thức chuẩn thường được dùng phổ biến là:

Tỷ lệ bông bị hại (%) =

Số khóm bị hại trên diện tích lấy mẫu

× Số bông bị hại Tổng số khóm lấy mẫu Tổng số bông trong những khóm bị hại + Giai đoạn sinh trưởng 3 - 9

Thang điểm:

+ Điểm 0: Không bị hại.

+ Điểm 1: Từ 1 - 10% số bông bị hại. + Điểm 3: Từ 11 - 20% số bông bị hại. + Điểm 5: Từ 21 - 30% số bông bị hại. + Điểm 7: Từ 31 - 50% số bông bị hại. + Điểm 9: Từ 51 - 100% số bông bị hại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Sâu quấn lá nhỏ:

+ Nguyên căn: Cnaphalocrocis medinalis.

+ Triệu chứng: Sâu non ăn lá lúa, trừ biểu bì để lại những vệt điển hình ở thời kỳ dinh dưỡng cuối, sâu cuộn lá thành ống.

+ Giai đoạn sinh trưởng 3 - 9

Theo dõi vào thời kỳ lúa đẻ nhánh, vươn lóng, làm đòng. Điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm 10 khóm phân bố đều trên 1m2

điều tra. Đếm số khóm trung bình/m2

và số dảnh trung bình/khóm, ta có số dảnh/m2. Ở mỗi lần nhắc lại và ở ruộng điều tra: Số lá có khả năng quang hợp cao và thường bị sâu cuốn lá được tính từ lá ngọn và 2 lá phía trước. Vì vậy số lá/m2 được tính như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 47 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)