Tình hình nghiên cứu giống lúa thuộc loài phụ Japonica trên Thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 29 - 30)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1.3.Tình hình nghiên cứu giống lúa thuộc loài phụ Japonica trên Thế giới

Lúa trồng Oryza sativa (2n = 24) được phân làm các loài phụ là O.S. Indica, O.S. Japonica và O.S. Javanica. Ngoài ra, còn có các nhóm giống lúa trung gian giữa các loài phụ trên (Glaszmann, 1987). Các giống lúa Japonica được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh và cận nhiệt đới. Một số nhà khoa học trên Thế giới, dựa trên phân tích gen, cho rằng các giống lúa Japonica có nguồn gốc từ các vùng núi Việt Trung [17].

Trên Thế giới người ta biết đến 2 loại gạo chất lượng cao chính: gạo hạt dài chất lượng cao thuộc loài phụ Indica, được sản xuất ở các nước nhiệt đới và loại hạt tròn thuộc loài phụ Japonica được sản xuất chủ yếu ở vùng lạnh. Khác với lúa Indica, hạt gạo của lúa Japonica tròn, cơm dẻo. Một số giống lúa Japonica, cơm có màu hơi vàng do có hàm lượng protein trong hạt khá cao [17].

Lúa Japonica có chiều cao từ thấp cây đến trung bình, chống đổ tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Ưu điểm quan trọng của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp xung quanh 15oC. Lúa Japonica thích hợp với vùng trồng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và vùng cao nhiệt đới. Các nước trồng lúa Japonica chủ yếu tập trung ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trải dài tới Trung Cận Đông: Ai Cập, Maroc, Thổ Nhĩ Kỳ. Do sự đa dạng và tính thích ứng tốt của giống nên các châu lục khác cũng trồng lúa Japonica như châu Âu, bắc Mỹ, châu Úc, các nước Trung Á thuộc Liên Xô (cũ). Lúa Japonica có năng suất trung bình cao hơn lúa Indica từ 0,5 - 1 tấn/ha. Tại những trạm thực nghiệm năng suất có thể tới 13 tấn/ha. Úc và Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có năng suất bình quân 9-9,5 tấn/ha. [17].

Theo thống kê của FAO từ năm 1982-1994 diện tích trồng lúa Japonica trên Thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6% chủ yếu nhờ vào tăng năng suất đạt trung bình từ 5 - 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Japonica của Thế giới khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa Thế giới [21]. Nhưng tình hình sản suất lúa Japonica trên Thế giới hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa Japonica đã lên tới 20%. Trung Quốc là nước đứng đầu Thế giới về sản xuất lúa Japonica với tổng diện tích khoảng 7,3 triệu ha, tiếp đó là Nhật bản 2,1 triệu ha, Triều Tiên và Hàn Quốc khoảng 2,5 triệu ha, Nepal 1,45 triệu ha... Nước Mỹ hàng năm sản xuất khoảng 10 triệu tấn lúa Japonica trên 1,3 triệu ha. (Source: FAO 2005). Bang California là bang sản xuất chính với 90% lúa Japonica, với năng suất bình quân 9 tấn/ha, trong đó xuất khẩu khoảng 30% (Mechel S. Paggi and Fumiko Yamazaki 2001) [17].

Ba thị trường nhập khẩu lúa Japonica lớn nhất của Mỹ, Australia, Trung Quốc và Thái Lan là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan . Riêng Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo Japonica. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn thứ nhì, nhập khẩu từ Ai Cập, Mỹ và Australia [21]. Ngoài ra còn khoảng 42 Quốc gia khác nhập khẩu gạo Japonica [17].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 29 - 30)