Các biện pháp kỹ thuật trong khi làm thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 49 - 51)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.4.2.Các biện pháp kỹ thuật trong khi làm thí nghiệm

- Ngâm ủ hạt giống: Trước khi ngâm ủ cần loại bỏ những hạt lép, lửng, hạt cỏ dại, tạp chất… để lấy những hạt chắc mang đãi sạch tiếp tục ngâm khoảng 12 - 14 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 3 - 4 tiếng thì thay nước rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi nào thấy hạt thóc hút no nước rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành mang ủ.

Khi quan sát thấy hạt giống trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt hạt giống ra đãi sạch để ráo nước, sau đó cho vào thúng và phủ kín bằng vải. Thường xuyên kiểm tra khi thấy hạt lúa khô, ta phải bổ sung thêm nước để đảm bảo hạt giống nẩy mầm được đều, khi mầm nhú như gai dứa (nứt nanh) thì đem gieo. - Vụ Mùa 2012: + Ngày ngâm: 04/7/2012. + Ngày ủ: 07/7/2012. + Ngày gieo mạ: 11/7/2012. + Ngày cấy: 23/7/2012. Vụ Xuân 2013: + Ngày ngâm: 14/01/2013. + Ngày ủ: 16/01/2013. + Ngày gieo mạ: 20/01/2013. + Ngày cấy: 10/02/2013.

- Mật độ cấy: 33 khóm/m2 (khoảng cách 15cm x 20cm). Cấy 1 dảnh/khóm.

Phân bón:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Cách bón phân.

Bón lót: trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 30% K20.

Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn : 30% N + 40% K2O. Bón thúc lần 2 (nuôi đòng trước trỗ 15 - 20 ngày) : 20% N + 30% K20. - Kỹ thuật chăm sóc:

+ Làm đất gieo mạ: Làm mạ nền trong nhà lưới khu Công nghệ cao khoa Nông học.

Cách làm:

- Dùng lớp đất bùn nhão trên mặt ruộng, không có lẫn cỏ dại, rơm rạ. Dải đều đất trên mặt luống dày từ 2,0 - 2,5cm, phun nước giữ ẩm đất và san bằng mặt luống.

- Hàng ngày tưới ẩm bằng nước vào sáng sớm và chiều mát.

+ Làm đất cấy: Chuẩn bị đất cấy sau khi tiến hành gieo mạ xong. Đất được làm ải, cày bừa kỹ cho tới khi đạt được như mong muốn. Đồng thời, phát bờ, phát quang cỏ dại và thu dọn nguồn tàn dư sâu bệnh từ vụ trước.

- San phẳng mặt ruộng, ngâm nước, giữ ẩm cho tới khi cấy.

+ Chuẩn bị dây cấy: Dùng dây không giãn đã định trước các khoảng cách bằng nhau 20 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa hàng với hàng) và 15 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa cây với cây) để đám bảo cấy đúng mật độ.

+ Cấy: Cấy khi cây mạ phát triển khoẻ mạnh, đanh dảnh, lá có màu xanh đậm, không sâu bệnh, mạ được 3 - 3,8 lá.

- Kỹ thuật cấy: Cấy ngửa tay, nông tay, đều khóm, đúng mật độ. + Làm cỏ:

- Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt trừ cỏ dại, vùi phân, làm thông thoáng đất, giải phóng khí độc, làm đứt rễ dài, kích thích ra rễ mới. Nên làm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu kết hợp bón thúc trước khi lúa làm đòng. Khi làm cỏ để mức nước nông 3 - 5 cm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cách làm cỏ:

Làm cỏ đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (sau khi cấy lúa được 10 - 15 ngày). Làm cỏ đợt 2: Sau đợt 1 khoảng 20 - 35 ngày.

Có thể làm cỏ từ 1 - 3 lần và kết thúc làm cỏ khi lúa làm đòng. - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi quan sát có sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 49 - 51)