Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 55 - 56)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.5.2.Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Năng suất hạt: Diện tích thu hoạch không được nhỏ hơn 5 m2/ô (không gặt các hàng biên). Báo cáo năng suất bằng tạ/ha với ẩm độ hạt 14%.

- Số bông/khóm: Đếm toàn bộ số bông có từ 10 hạt trở lên của các cây theo dõi, từ đó lấy giá trị trung bình/khóm.

- Số hạt chắc/bông: Đếm toàn bộ số hạt chắc/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt chắc/bông.

- Số hạt lép/bông: Đếm toàn bộ số hạt lép/bông của từng bông ở mỗi khóm rồi từ đó lấy giá trị trung bình và suy ra số hạt lép/bông.

- Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm tất cả số hạt có trên bông.

- Khối lượng nghìn hạt (gam): Hạt thóc đã tách ra khỏi bông, phơi khô đến độ ẩm 13 - 14% sau đó tiến hành cân khối lượng 1000 hạt bằng cách như sau:

Đếm mỗi lần 500 hạt, cân 3 lần được khối lượng m1, m2, m3 khi sự sai khác giữa 2 lần cân < 3% thì KL1000 hạt được tính theo công thức sau:

KL1000 (g) =

m1 + m2 + m3

× 2 3

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năng suất cá thể (kg/m2): Đo đếm trên các cây mẫu theo dõi định sẵn:

NSCT = Số bông/m

2

x số hạt chắc/bông x KL1000 hạt 10

- Năng suất thực thu (tạ/ha): Gặt 1m2 một ô, đánh dấu và buộc từng cây đã định sẵn trong toàn bộ ô thí nghiệm, tuốt riêng từng cây, phơi khô tới ẩm độ 13 - 14%, làm sạch rồi cân khối lượng từng khóm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 55 - 56)