Tình hình nhập nội và sản xuất giống lúa thuộc loài phụ Japonica

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 42 - 101)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.5.Tình hình nhập nội và sản xuất giống lúa thuộc loài phụ Japonica

Hiện nay, Việt Nam đã nhập nội nhiều giống lúa thuộc loài phụ Japonica và đã lai với các giống lúa thuộc loài Indica đạt kết quả tốt. Cố Giáo sư Lương Đình Của là người đầu tiên đã lai tạo giống Ba Thắc (lúa Indica - Nam Bộ) với giống lúa Buncô (lúa Japonica - Nhật Bản) tạo ra giống Nông Nghiệp I (NN1), ngắn ngày, phù hợp với vụ Hè Thu ở Trung Bộ.

Bộ môn Di truyền - Giống Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội cũng đã lai lúa A5 (từ NN8) với giống Rumani 45 để tạo ra giống NN75-3 (VN10) hiện nay vẫn được sử dụng trong vụ Xuân ở miền bắc do có khả năng chịu rét.

An Giang là tỉnh đầu tiên của Việt nam đưa các giống lúa Nhật Bản vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Năm 2000, diện tích lúa Nhật Bản trên địa bàn tỉnh An Giang là 300 ha, đến nay phát triển 900 ha, vụ sản xuất Đông Xuân 2008- 2009 gieo cấy 2000 ha. Vụ Đông Xuân 2007-2008, hợp tác xã Vĩnh Thắng - Thoại Sơn - An Giang đã ký hợp đồng với Công ty Liên doanh Angimex - Kitoku (Nhật Bản) sản xuất 4 loại giống lúa thuần chủng Nhật như: Hananamai, Kinu, Akitakomachi, Koshihikari. Các loại giống này có thời gian sinh trưởng từ 80-85 ngày, năng suất bình quân từ 5,3-7 tấn/ha. Mấy năm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ gần đây, thị trường lúa gạo trong nước thường gặp các giống lúa Japonica có nguồn gốc Nhật Bản với giá bán cao gấp 2-3 lần giá gạo Indica. Nhu cầu đối với lúa gạo chất lượng cao của người tiêu dùng trong nước và người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam ngày càng lớn là cơ hội để mở rộng sản xuất và thương mại một số giống lúa mới chất lượng cao - lúa hạt tròn Japonica [17].

Theo Nguyễn Văn Luật, vào thập niên 90, Viện Lúa ĐBSCL đã có hợp tác với Viện JIRCAS của Nhật Bản nghiên cứu khảo nghiệm các giống lúa Japonica do các nhà khoa học Nhật mang sang. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp cũng đã hợp tác với Nhật trồng thử ở Thái Bình và một số địa phương khác. Đồng thời công ty của Nhật cũng hợp tác với tỉnh An Giang trồng thử nghiệm các giống lúa hạt tròn Japonica, năng suất đạt 8 - 8,5 tấn/ha. (Vụ lúa Đông Xuân 2008-2009, anh Nguyễn Nhật Hoai, nông dân ở ấp Tây Bình, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Với 5 ha trồng lúa giống của Nhật, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng ). Tuy vậy, các nghiên cứu trên đây vẫn chưa xác định được giống lúa nào phù hợp với loại đất nào (Nguyễn Văn Luật, 2007).

Viện Di truyền Nông nghiệp đang triển khai việc chọn tạo các giống lúa thuộc loài phụ Japonica. Viện đã kết hợp với các Viện thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Hội Giống cây trồng TW triển khai việc chọn tạo, khảo nghiệm gần 100 giống lúa thuộc loài phụ Japonica khác nhau ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó, giống lúa ĐS1 thuộc loài phụ Japonica do Hoàng Tuyết Minh và cộng sự chọn tạo, được khảo nghiệm và nhân giống từ năm 2001, có năng suất cao, chất lượng tốt, được Bộ NN và PTNT công nhận là giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam từ năm 2011. Hiện tại giống ĐS1 đang được mở rộng sản xuất tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền núi như: Hưng Yên, Thái Bình, Hoà Bình, Thái Nguyên và một số địa phương khác .

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Giống lúa ĐS1 là giống lúa được chọn tạo từ giống nhập nội thuộc loài phụ Japonica và đã được khảo nghiệm Quốc gia cũng như các tỉnh từ vụ Xuân năm 2004. Đặc biệt giống ĐS1 là giống lúa thuần chất lượng cao và ổn định. Giống ĐS1 trồng được cả hai vụ, thời gian sinh trưởng trung bình, năng suất vụ Xuân đạt trung bình 7-8 tấn/ha, có nhiều ưu điểm: cứng cây, chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh... Đặc biệt, vụ Xuân năm 2008 là vụ rét lịch sử, hàng trăm ngàn ha mạ và lúa bị chết rét, nhưng lúa ĐS1 mạ vẫn xanh tốt, bộ rễ trắng tinh, năng suất ở nhiều điểm đạt trên 8 tấn/ha. Theo báo cáo của Trung tâm giống Hoà Bình, lúa ĐS1 càng lên vùng cao lạnh hơn thì năng suất cao hơn, một số gia đình đạt trên 10 tấn/ha. Giá gạo ĐS1 bán tại địa phương cao hơn so với các giống khác 2.500đ/kg. Kết quả sản xuất giống ĐS1 tại các xã vùng cao Thái Nguyên và một số tỉnh miền xuôi vụ Xuân năm 2010 như tỉnh Hải Dương, Hòa Bình, Thái Bình,… giống lúa ĐS-1 được đánh giá là có thể trồng được 2 vụ, là giống lúa chất lượng cao, có tiềm năng về năng suất, có thể đạt từ trên 5 tấn đến 8 tấn/ha/vụ. Giống dễ trồng, dễ tính, rất phù hợp với điều kiện đất đai và canh tác ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt rất thích hợp với vùng núi cao lạnh và sâu bệnh ít nên nhân dân rất ưa chuộng. Trong điều kiện rét đậm và rét hại vụ Đông Xuân năm 2008, trong khi hàng trăm ha lúa, mạ các giống khác bị chết rét thì giống lúa này vẫn có khả năng chống rét tốt, sinh trưởng bình thường. Do vậy, các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi cao có rất nhiều triển vọng để mở rộng sản xuất giống lúa này. Ngoài ra Viện Di truyền nông nghiệp đang tiếp tục khảo nghiệm và chọn tạo hàng chục giống Japonica khác, trong đó đang nhân nhanh một số giống: J01, J02 có thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, năng suất tiềm năng cao và cho tỷ lệ gạo cao hơn, có thể tham gia cơ cấu mùa sớm kịp cho sản xuất vụ đông [17].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chiến lược phát triển giống lúa thuộc loài phụ Japonica thời gian tới là tuyển chọn những giống có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh để phát triển sản xuất ở các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là miền núi phía Bắc. Dự kiến sẽ đưa kỹ thuật gieo thẳng vào sản xuất và đưa vụ Xuân sớm hơn nhờ đặc tính chịu lạnh, khai thác các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, bảo đảm sản xuất được 2 vụ lúa có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng gạo cao hơn so với các giống Indica ở cùng khu vực. Khai thác thêm một vụ Đông giữa 2 vụ lúa ở một số địa bàn. Gạo Japonica sản xuất ở miền núi cần trở thành thương hiệu với chất lượng và giá trị thương mại cao, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Sự tham gia của các công ty giống, các công ty chế biến cần được khuyến khích để đẩy mạnh sản xuất và quảng bá “Gạo núi Japonica”, “Gạo hữu cơ Japonica” [17].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.

Bảng 2.1: Các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm STT Công thức Tên dòng/giống STT Công thức Tên dòng/giống 1 CT1 G-44 12 CT12 F1-1 2 CT2 G-47 13 CT13 F1-2 3 CT3 G-48 14 CT14 F1-3 4 CT4 G-49 15 CT15 F1-4 5 CT5 G-50 16 CT16 F1-5 6 CT6 G-51 17 CT17 F1-6 7 CT7 G-52 18 CT18 F1-7 8 CT8 G-53 19 CT19 F1-8 9 CT9 G-54 20 CT20 F1-9 10 CT10 G-55 21 CT21 KD18 (Đ/C) 11 CT11 G-56 22 CT22 ĐS1 (Đ/C) Trong đó: - F1-1 đến F1-9; G-44 đến G-56: Là các dòng có nguồn gốc từ cặp lai ĐS1 x KD18 (F1) lai trở lại với KD18.

- ĐS1: Là giống lúa thuần thuộc loài phụ Japonica, chất lượng gạo ngon, có khả năng chịu rét, nhưng thích nghi kém.

- Khang Dân 18: Là giống lúa cảm ôn thuộc loài phụ Indica, có năng suất cao, thích nghi rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng khả năng chịu rét kém.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện tại Trung tâm thực hành thực nghiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Vụ Mùa năm 2012. - Vụ Xuân năm 2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm trong điều kiện thời tiết khí hậu ở vụ Mùa năm 2012 và vụ Xuân 2013 tại Trường Đại học Nông Lâm.

- Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa tham gia thí nghiệm.

- Theo dõi sức sống của mạ.

- Theo dõi đánh giá một số đặc tính nông sinh học của từng dòng, giống.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí tuần tự không có nhắc lại. - Số công thức thí nghiệm: 22 công thức.

- Tổng số ô thí nghiệm: 22 ô thí nghiệm. - Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 1m2 (1m x 1m).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ ĐS1 (Đ/C) G-44 G-47 G-48 G-49 G-50 G-51 G-52 G-53 G-54 G-55 G-56 F1-1 F1-2 F1-3 F1-4 F1-5 F1-6 F1-7 F1-8 F1-9 KD18 (Đ/C) Dải bảo vệ Hình 2.1: Sơ đồ thí nghiệm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trong khi làm thí nghiệm

- Ngâm ủ hạt giống: Trước khi ngâm ủ cần loại bỏ những hạt lép, lửng, hạt cỏ dại, tạp chất… để lấy những hạt chắc mang đãi sạch tiếp tục ngâm khoảng 12 - 14 giờ. Trong quá trình ngâm cứ 3 - 4 tiếng thì thay nước rửa chua 1 lần, ngâm cho đến khi nào thấy hạt thóc hút no nước rồi đãi sạch, để ráo nước sau đó tiến hành mang ủ.

Khi quan sát thấy hạt giống trong, nhìn rõ phôi hạt phình lên thì vớt hạt giống ra đãi sạch để ráo nước, sau đó cho vào thúng và phủ kín bằng vải. Thường xuyên kiểm tra khi thấy hạt lúa khô, ta phải bổ sung thêm nước để đảm bảo hạt giống nẩy mầm được đều, khi mầm nhú như gai dứa (nứt nanh) thì đem gieo. - Vụ Mùa 2012: + Ngày ngâm: 04/7/2012. + Ngày ủ: 07/7/2012. + Ngày gieo mạ: 11/7/2012. + Ngày cấy: 23/7/2012. Vụ Xuân 2013: + Ngày ngâm: 14/01/2013. + Ngày ủ: 16/01/2013. + Ngày gieo mạ: 20/01/2013. + Ngày cấy: 10/02/2013.

- Mật độ cấy: 33 khóm/m2 (khoảng cách 15cm x 20cm). Cấy 1 dảnh/khóm.

Phân bón:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Cách bón phân.

Bón lót: trước khi cấy bón lót toàn bộ lượng phân chuồng + 100% P2O5 + 50% N + 30% K20.

Bón thúc lần 1 (thúc đẻ nhánh) kết hợp làm cỏ sục bùn : 30% N + 40% K2O. Bón thúc lần 2 (nuôi đòng trước trỗ 15 - 20 ngày) : 20% N + 30% K20. - Kỹ thuật chăm sóc:

+ Làm đất gieo mạ: Làm mạ nền trong nhà lưới khu Công nghệ cao khoa Nông học.

Cách làm:

- Dùng lớp đất bùn nhão trên mặt ruộng, không có lẫn cỏ dại, rơm rạ. Dải đều đất trên mặt luống dày từ 2,0 - 2,5cm, phun nước giữ ẩm đất và san bằng mặt luống.

- Hàng ngày tưới ẩm bằng nước vào sáng sớm và chiều mát.

+ Làm đất cấy: Chuẩn bị đất cấy sau khi tiến hành gieo mạ xong. Đất được làm ải, cày bừa kỹ cho tới khi đạt được như mong muốn. Đồng thời, phát bờ, phát quang cỏ dại và thu dọn nguồn tàn dư sâu bệnh từ vụ trước.

- San phẳng mặt ruộng, ngâm nước, giữ ẩm cho tới khi cấy.

+ Chuẩn bị dây cấy: Dùng dây không giãn đã định trước các khoảng cách bằng nhau 20 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa hàng với hàng) và 15 cm (dây sử dụng để giữ đúng khoảng cách giữa cây với cây) để đám bảo cấy đúng mật độ.

+ Cấy: Cấy khi cây mạ phát triển khoẻ mạnh, đanh dảnh, lá có màu xanh đậm, không sâu bệnh, mạ được 3 - 3,8 lá.

- Kỹ thuật cấy: Cấy ngửa tay, nông tay, đều khóm, đúng mật độ. + Làm cỏ:

- Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt trừ cỏ dại, vùi phân, làm thông thoáng đất, giải phóng khí độc, làm đứt rễ dài, kích thích ra rễ mới. Nên làm tập trung vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu kết hợp bón thúc trước khi lúa làm đòng. Khi làm cỏ để mức nước nông 3 - 5 cm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Cách làm cỏ:

Làm cỏ đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh (sau khi cấy lúa được 10 - 15 ngày). Làm cỏ đợt 2: Sau đợt 1 khoảng 20 - 35 ngày.

Có thể làm cỏ từ 1 - 3 lần và kết thúc làm cỏ khi lúa làm đòng. - Phòng trừ sâu bệnh:

+ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi quan sát có sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại vượt quá ngưỡng kinh tế.

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Chọn mẫu: Nguyên tắc cơ bản của chọn mẫu là ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là nguyên tắc để áp dụng phương pháp phân tích thống kê trong xử lý số liệu. Ngẫu nhiên giúp loại bỏ hoàn toàn định hướng của người nghiên cứu.

- Cách lấy mẫu: Chọn cây trung bình ở những chỗ điển hình của từng ô thí nghiệm. Chọn 5 khóm/ô thí nghiệm.

- Đo đếm: Số liệu đo đếm theo từng ô thí nghiệm và được ghi riêng theo ô.

- Thời gian theo dõi: 7 ngày/lần từ khi cấy đến khi lúa chín. - Ghi chép số liệu:

+ Số liệu thô là số liệu đo đếm được ngoài đồng ruộng và ghi cụ thể kết quả của từng mẫu theo dõi và theo từng ô.

+ Số liệu tinh là số liệu sau khi được tính toán, xử lý từ số liệu thô.

2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý trên Microsoft Excel.

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm

Áp dụng theo Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI năm 2002 và Quy phạm khảo nghiệm 10 TCN 554 - 558 - 2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2002.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng

Định sẵn ra 3 cây để đo đếm.

- Sức sống của mạ: Quan sát, đo đếm 3 cây mạ ngẫu nhiên trên một giống trước khi cấy và cho điểm theo thang điểm sau:

+ Điểm 1: Rất mạnh - cây sinh trưởng rất nhanh, khi 5 lá cây đã có 2 hoặc nhiều dảnh với đa số cây trong quần thể.

+ Điểm 3: Mạnh - cây sinh trưởng nhanh, khi 4 - 5 lá số cây có 1 - 2 dảnh chiếm đa số trong quần thể.

+ Điểm 5: Trung bình - cây ở thời kỳ 4 lá.

+ Điểm 7: Yếu - cây bị lùn, khi cây 4 lá thường mảnh. + Điểm 9: Rất yếu - cây còi cọc, lá vàng.

- Số lá mạ khi cấy: Đếm số lá mạ trước khi cấy Cách ghi và tính tuổi lá:

+ 0,2 lá (lá bắt đầu ra nhưng chưa mở). + 0,5 lá (lá mở nhưng chưa hết).

+ 0,8 lá (lá mở hoàn toàn).

- Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).

- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây lúa đạt số nhánh tối đa.

- Thời gian làm đòng: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây làm đòng. - Thời gian trỗ bông: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.

- Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 42 - 101)