4. Ý nghĩa của đề tài
3.8. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của các dònglúa tham gia thí nghiệm
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên không khí luôn nóng ẩm và mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Theo Võ Tòng Xuân, năm 2003 ước tính sâu bệnh đã lấy đi 35 - 42% sản lượng lúa gạo mà đáng lẽ nông dân được hưởng. Điều đó cho thấy sức phá hoại của sâu bệnh thật ghê ghớm và gây thiệt hại to lớn nếu chúng ta không kiểm soát.
Tính chống chịu là phản ứng tự vệ của cây đối với sự phá hại của sâu, bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi để tồn tại, phát triển và duy trì nòi giống.
Ngoài đặc tính di truyền của giống thì tính chống chịu với sâu, bệnh hại còn chịu ảnh hưởng lớn của phân bón (đặc biệt là phân đạm) kết hợp với điều kiện ngoại cảnh. Nếu bón đạm quá nhiều sẽ làm cho cây cao, các đốt phía dưới kéo dài ra, thân mềm yếu, dễ đổ, các mô mỏng, lá xanh đậm thu hút các loại dịch hại tấn công. Vì vậy, lựa chọn được mức đạm bón hợp lý cho từng giống và lượng bón ở từng thời kỳ khác nhau rất cần thiết, từ đó đảm bảo năng suất.
Với xu thế chọn giống lúa mới ngày nay là có năng suất, chất lượng và thâm canh cao đáp ứng nhu cầu của thị trường thì mặt trái của nó là sự phát triển của sâu bệnh hại. Mặt khác, canh tác lúa đòi hỏi phải bảo vệ môi trường hạn chế tối đa việc dùng thuốc BVTV, các loại phân hóa học nhưng trên thế giới tình hình sử dụng chúng ngày càng tăng. Khoảng 80% các loại thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước đang phát triển, tốc độ sử dụng tăng khoảng 7 - 8%/năm. Hàng năm các loài sâu, bệnh hại gây hại đối với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng là rất lớn. Hơn nữa việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón nhiều càng làm cho môi trường sinh thái có xu hướng xấu, phá vỡ thế cân bằng sinh thái, giảm sự đa dạng sinh học về thành phần loài trong tự nhiên và dẫn đến các đại dịch về sâu, bệnh hại.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chính vì những lý do ở trên, việc theo dõi và đánh giá tình hình sâu bệnh hại là việc làm cần thiết để có những biện pháp phòng trừ kịp thời và hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản và chi phí phòng trừ thấp.
Bảng 3.10: Mức độ sâu, bệnh hại của các dòng lúa tham gia thí nghiệm
Đơn vị: điểm Dòng/giống S1 S2 S3 B1 B2 B3 B4 B5 G-44 0 1 0 0 0 0 0 1 G-47 0 1 1 0 0 0 0 0 G-48 1 3 0 1 0 1 1 1 G-49 0 3 0 0 0 0 0 1 G-50 0 1 1 1 0 1 0 1 G-51 1 3 0 1 1 0 0 0 G-52 2 1 1 0 0 0 1 1 G-53 0 3 1 0 1 1 0 3 G-54 1 1 0 1 1 0 0 1 G-55 1 3 1 3 1 0 1 0 G-56 1 1 3 1 0 1 1 1 F1-1 0 3 0 1 1 0 1 0 F1-2 1 1 1 0 0 0 0 1 F1-3 2 3 1 0 0 1 1 1 F1-4 1 1 3 1 1 1 0 3 F1-5 0 3 1 3 1 3 1 1 F1-6 1 1 1 1 3 1 1 1 F1-7 2 3 1 1 1 1 1 0 F1-8 2 3 3 1 3 0 0 1 F1-9 1 1 1 3 1 1 1 1 KD18(Đ/C) 1 3 1 1 1 3 3 3 ĐS1(Đ/C) 2 3 1 1 3 1 1 1
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Trong đó: S1: Sâu đục thân S2: Sâu cuốn lá. S3: Rày nâu. B1: Bệnh đạo ôn.
B2: Bệnh đạo ôn cổ bông. B3: Bệnh bạc lá.
B4: Bệnh khô vằn. B5: Bệnh vàng lùn.
Ở vụ Xuân 2013 nhìn chung sâu, bệnh ít phát triển trên các dòng lúa tham gia thí nghiệm. Vì vậy không có đánh giá cụ thể ở từng dòng.
Trong vụ Mùa 2012: Ở giai đoạn đầu sau khi cấy, các dòng lúa đều bị ốc sên gây hại nhưng đã được ngăn chặn kịp thời.
Khi cây lúa bước vào thời kỳ đẻ nhánh cũng xuất hiện sâu cuốn lá và sâu đục thân nhưng mật độ không lớn chỉ dải rác trên một số công thức thí nghiệm. Tuy không có đánh giá đầy đủ về từng loại sâu nhưng nó không gây ảnh hưởng đến thí nghiệm.
Ngoài ra, trong giai đoạn này bệnh vàng lùn cũng xuất hiện ở một số giống làm cho cây lúa gần như không tăng trưởng về chiều cao, bẹ lá và phiến lá vàng dần từ những lá phía dưới theo dần lên phía trên. Các nhánh cấp 1 và nhánh cấp 2 xòe ra, rễ bị đen và gần như không có khả năng hút nước và chất dinh dưỡng. Tôi đã tiến hành nhổ bỏ những cây bị bệnh để hạn chế không làm lây lan sang những cây khỏe khác. Cũng trong giai đoạn này, bệnh bạc lá và khô vằn cũng xuất hiện nhưng tỉ lệ rất nhỏ và gần như không đáng kể.
Khi cây lúa bước vào thời kỳ trỗ cũng là lúc xuất hiện nhiều loại sâu gây hại như các loại bọ xít chính hút bông...v.v. Ở một số công thức xuất hiện những bông bị trắng, không hình thành hạt hoặc hạt bị lép lửng.