Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 87 - 101)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.9.Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Cũng như tất cả các cây trồng khác, trong sản xuất lúa năng suất là mục tiêu cuối cùng và là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của một giống lúa. Mặt khác, năng suất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của một giống. Khả năng cho năng suất của các giống lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu thành năng suất như: Số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này liên quan

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ chặt chẽ với nhau và có mối tương tác với phân bón, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt.

Giống là yếu tố có vai trò quyết định tới năng suất cây trồng. Một giống được hội tụ đầy đủ các yếu tố phù hợp (phân bón, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật trồng trọt…) nhưng tiềm năng năng suất của giống không cao thì không thể thu được năng suất cao.

Tuy nhiên, một giống có tiềm năng năng suất cao nhưng một trong các yếu tố ảnh hưởng bất lợi làm cho giống đó không thể biểu hiện hết tiềm năng năng suất của giống ra kiểu hình. Chính vì vậy, cần kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó với nhau để đạt được mục đích cuối cùng trong quá trình sản xuất.

* Số bông/m2:

Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa, số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất, quyết định 74% năng suất của quần thể.

Sự hình thành số bông lúa phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật.

Trên ruộng lúa, số bông/m2 phụ thuộc rất nhiều vào năng lực đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Như vậy, muốn nâng cao số bông trên đơn vị diện tích nhất thiết phải tác động, thúc đẩy hai yếu tố trên một cách hài hoà nhất. Thực tế cho thấy rằng quần thể ruộng lúa có quy luật tự điều chỉnh, không cho phép cấy dày hay thưa quá vì không phù hợp với những lợi ích về kinh tế và kỹ thuật. Phải căn cứ vào giống, phân bón, đất đai, kỹ thuật chăm sóc, mùa vụ, nếu muốn tăng số bông. Cần bón thúc đạm để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay) và đúng tuổi mạ; làm đất kỹ, chăm sóc phân bón đầy đủ, bón thúc đẻ nhánh kịp thời và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ.

Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì số bông/m2 có tính chất quyết định và sớm nhất đến năng suất lúa.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.11 - a: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dònglúa tham gia thí nghiệm

Dòng/giống Số bông/m

2

(bông) Số hạt chắc/bông (hạt)

Mùa 2012 Xuân 2013 Mùa 2012 Xuân 2013

G-44 261,6 295,0 87,0 91,0 G-47 253,8 281,8 82,4 85,4 G-48 194,4 222,4 84,4 88,4 G-49 273,6 301,6 68,0 51,0 G-50 214,2 242,2 97,0 100,0 G-51 227,4 255,4 87,0 89,0 G-52 207,6 235,6 92,0 80,0 G-53 247,2 275,2 80,0 83,0 G-54 260,4 288,4 90,0 93,0 G-55 280,2 308,2 86,4 89,4 G-56 227,4 255,4 94,0 97,0 F1-1 300,0 313,0 66,4 69,4 F1-2 234,0 262,0 86,0 90,0 F1-3 220,8 248,8 81,4 84,4 F1-4 288,7 328,0 93,4 90,0 F1-5 240,6 268,6 67,0 50,0 F1-6 181,2 209,2 96,0 79,8 F1-7 194,4 222,4 86,0 91,0 F1-8 174,6 202,6 91,0 94,0 F1-9 214,2 242,2 79,0 82,0 KD18 (Đ/C) 298,8 284,0 90,2 97,8 ĐS1 (Đ/C) 228,8 237,2 99,4 106,0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng 3.11 - a ta thấy: Số bông/m2 biến động từ 174,6 - 300 bông (vụ Mùa 2012) và từ 202,6 - 328 bông (vụ Xuân 2013).

Vụ Mùa 2012: Dòng F1-1 có số bông/m2 cao nhất đạt 300 bông và cao hơn 2 giống đối chứng ĐS1 (222,8 bông) và KD18 (298,8 bông). Dòng F1-8 có số bông/m2 thấp nhất đạt 174,6 bông.

Vụ Xuân 2013: Dòng F1-4 có số bông/m2 cao nhất đạt 328 bông, cao hơn 2 giống đối chứng ĐS1 (237,2 bông) và KD18 (284 bông). Dòng F1-8 có số bông/m2 thấp nhất (202,6 bông).

* Số hạt chắc/bông:

Số hạt chắc/bông là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thời kỳ phân hóa đòng quyết định số hoa được hình thành, thời kỳ trước và sau trỗ quyết định quá trình thụ phấn, thụ tinh và tích lũy vật chất khô vào hạt (từ trước trỗ 30 ngày đến sau trỗ 15 ngày). Trước trỗ phụ thuộc vào sự phân hoá hoa và số hoa thoái hoá, nếu cây sinh trưởng tốt hàm lượng gluxit nhiều tỷ lệ hạt chắc cao. Sau trỗ phụ thuộc vào khả năng quang hợp và sự tiếp nhận các chất tích luỹ của hạt, khoảng 2/3 lượng tích luỹ của hạt phụ thuộc vào quang hợp sau trỗ. Tỉ lệ hạt lép/bông có thể thay đổi trong phạm vi khá lớn từ 2 - 10%, thậm chí đến 30%. Hạt lép do nhiều nguyên nhân như: điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, ảnh hưởng của chăm sóc không hợp lý, đất đai, phân bón, sâu bệnh hại và một phần do đặc tính của giống.

Số hạt chắc/bông ít chịu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ đẻ nhánh mà chịu ảnh hưởng của lượng đạm bón vào thời kỳ làm đòng. Lượng đạm bón vào thời kỳ làm đòng quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng tới số hạt chắc/bông.

Để nâng cao số hạt chắc/bông cần phải cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo điều kiện ngoại cảnh thuận lợi vào hời kỳ sinh trưởng sinh thực, tránh các

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ điều kiện bất lợi, không nên bón quá nhiều phân đạm, tăng cường bón kali đặc biệt vào giai đoạn cuối.

Qua việc nghiên cứu số hạt chắc/bông ta thấy: Số hạt chắc/bông dao động từ 66,4 - 99,4 hạt (vụ Mùa 2012) và từ 50 - 106 hạt (vụ Xuân 2013).

- Vụ Mùa 2012: Dòng F1-1 có sốt hạt chắc/bông thấp nhất và đạt 66,4 hạt. Có 6 dòng có số hạt chắc/bông cao hơn KD18 (90,2 hạt) nhưng thấp hơn ĐS1 (99,4 hạt). Các dòng còn lại đều thấp hơn hai giống đối chứng.

- Vụ Xuân 2013: Dòng F1-5 có số hạt chắc/bông thấp nhất và đạt 50 hạt. Dòng G50 có số hạt chắc/bông cao hơn KD18 (97,8 hạt) nhưng thấp hơn ĐS1 (106 hạt). Các dòng khác đều thấp hơn hai giống đối chứng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.11 - b: Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng lúa tham gia thí nghiệm

Dòng/giống KL 1000 hạt (gam) NSCT (kg/m

2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

)

Mùa 2012 Xuân 2013 Mùa 2012 Xuân 2013

G-44 20,1 20,3 0,45 0,54 G-47 21,1 21,0 0,44 0,50 G-48 21,4 21,4 0,35 0,42 G-49 19,9 19,8 0,37 0,30 G-50 19,8 19,5 0,41 0,47 G-51 22,1 22,0 0,43 0,50 G-52 21,3 21,5 0,40 0,40 G-53 20,8 20,5 0,41 0,46 G-54 21,2 21,2 0,49 0,54 G-55 20,1 19,1 0,48 0,52 G-56 20,1 20,1 0,42 0,49 F1-1 22,9 22,9 0,47 0,52 F1-2 20,1 19,9 0,40 0,46 F1-3 20,2 19,9 0,36 0,41 F1-4 23,9 23,8 0,64 0,67 F1-5 21,1 21,3 0,34 0,28 F1-6 21,4 21,4 0,37 0,35 F1-7 21,2 21,2 0,35 0,42 F1-8 21,4 21,3 0,34 0,40 F1-9 22,0 22,1 0,37 0,44 KD18 (Đ/C) 22,6 22,5 0,60 0,62 ĐS1 (Đ/C) 23,5 23,6 0,53 0,59

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Khối lượng 1000 hạt:

Khối lượng nghìn hạt là yếu tố mang tính chất di truyền, tương đối ổn định. Khối lượng nghìn hạt do đặc tính của giống quyết định, các giống khác nhau có khối lượng nghìn hạt khác nhau. Nó là một trong các yếu tố góp phần cấu thành năng suất. Đây là yếu tố ít bị thay đổi nhất.

Khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng từ 19,1 - 23,9. Trong đó dòng F1-4 có khối lượng nghìn hạt (23,9 gam) cao hơn các dòng khác và cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (23,5 gam) và KD18 (22,6 gam). Dòng G-55 có khối lượng nghìn hạt nhỏ nhất và đạt 19,1 gam.

Có 2 dòng là F1-1 (23,6 gam) và F1-4 (23,9 gam) có khối lượng nghìn hạt cao hơn 2 giống đối chứng là KD18 (22,5 gam) và ĐS1 (23,5 gam).

* Năng suất cá thể

Năng suất cá thể của các dòng lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 0,34 – 0,64 kg/m2 (vụ Mùa 2012) và từ 0,28 – 0,67 kg/m2 (vụ Xuân 2013).

Trong đó, ở vụ Mùa 2012 thì dòng F1-4 có năng suất cao nhất là 0,64 kg/m2 và cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (0,53 kg/m2) 0,01 kg/m2 và cao hơn KD18 (0,60 kg/m2

) 0,03 kg/m2. Các dòng còn lại có năng suất thấp hơn hai giống đối chứng. Dòng F1-8 có năng suất thấp nhất đạt 0,34 kg/m2.

Ở vụ Xuân 2013, năng suất cũng biến động khá lớn; Dòng F1-4 có năng suất cao nhất (0,69 kg/m2

), cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (0,59 kg/m2) 0,10 kg/m2 và cao hơn KD18 (0,62 kg/m2) 0,07 kg/m2. Dòng F1-5 có năng suất là 0,28 kg/m2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Các dòng lúa lai trở lại đều thích ứng với điều kiện khí hậu tại Thái Nguyên và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự. Chúng thể hiện khả năng sinh trưởng bình thường và cho năng suất khá trong điều kiện thí nghiệm.

- Thời gian sinh trưởng của các dòng thuộc loại hình ngắn ngày nên rất thích hợp cho việc bố trí các công thức luân canh tăng vụ khi tạo thành giống sau này.

- Chiều cao cây của các dòng ít có sự thay đổi qua hai vụ nghiên cứu. Các dòng lúa tham gia thí nghiệm có chiều cao cây ở mức trung bình.

- Số lá ít có sự thay đổi qua hai vụ nghiên cứu. Vụ Mùa 2012: Số lá của các dòng dao động trong khoảng từ 12,0 - 15,0 lá. Có 4 dòng có số lá nhiều hơn hai giống đối chứng ĐS1 và KD18. G-51 có số lá thấp nhất là 12,0 lá. F1- 1 có số lá nhiều nhất là 15,0 lá. Vụ Xuân 2013: Số lá của các dòng lúa dao động trong khoảng từ 12,4 - 14,2 lá. Có 9 dòng có số lá nhiều hơn ĐS1 và KD18. Các dòng còn lại đều thấp hơn hai giống đối chứng. G-50 số lá thấp nhất là 12,4 lá. F1-3 có số lá nhiều nhất là 14,2 lá.

- Số nhánh của các dòng lúa dao động từ 7,2 - 11,2 nhánh (vụ Mùa 2012) và từ 8,2 - 11,8 nhánh (vụ Xuân 2013). Vụ Mùa 2012: Dòng F1-8 có số nhánh hữu hiệu thấp nhất đạt 5,3 nhánh (tỷ lệ nhánh hữu hiệu chiếm 73,5%). Dòng F1-1 có số nhánh hữu hiệu nhiều nhất (9,1 nhánh) và bằng với số nhánh hữu hiệu của KD18. Có 10 dòng có số nhánh hữu hiệu cao hơn ĐS1. Dòng F1-4 có tổng số nhánh hữu hiệu tương đối cao (8,8 nhánh) và có tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cao nhất đạt 89,8%. Vụ Xuân 2013: F1-8 có số nhánh đẻ hữu hiệu thấp nhất (6,1 nhánh). Dòng F1-4 có số nhánh hữu hiệu cao nhất là 9,9 nhánh (chiếm 91,2 %) và cao hơn 2 giống đối chứng. Dòng G-48 có tỷ lệ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhánh hữu hiệu thấp nhất là 68,4 %. Có 6 dòng có số nhánh hữu hiệu cao hơn hai giống đối chứng.

- Khả năng chịu rét đối lập giữa ĐS1 (chịu rét, chất lượng gạo ngon) với KD18 (chịu rét kém, có năng suất cao, ổn định) đã tạo ra những dòng lai trở lại có triển vọng mang đặc điểm tốt của cả hai giống ĐS1 và đặc biệt là KD18.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh của các dòng ở mức khá ở vụ mùa, trong vụ Xuân sâu bệnh gây hại ở mức thấp nên không có đánh giá cụ thể.

- Số bông/m2: Vụ Mùa 2012: Dòng F1-1 có số bông/m2 cao nhất đạt 300 bông và cao hơn 2 giống đối chứng ĐS1 (222,8 bông) và KD18 (298,8 bông). Dòng F1-8 có số bông/m2 thấp nhất đạt 174,6 bông. Vụ Xuân 2013: Dòng F1-4 có số bông/m2 cao nhất đạt 328 bông, cao hơn 2 giống đối chứng ĐS1 (237,2 bông) và KD18 (284 bông). Dòng F1-8 có số bông/m2

thấp nhất (202,6 bông).

- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông dao động từ 66,4 - 99,4 hạt (vụ Mùa 2012) và từ 50 - 106 hạt (vụ Xuân 2013). Vụ Mùa 2012: Dòng F1-1 có sốt hạt chắc/bông thấp nhất và đạt 66,4 hạt. Có 6 dòng có số hạt chắc/bông cao hơn KD18 (90,2 hạt) nhưng thấp hơn ĐS1 (99,4 hạt). Các dòng còn lại đều thấp hơn hai giống đối chứng. Vụ Xuân 2013: Dòng F1-5 có số hạt chắc/bông thấp nhất và đạt 50 hạt. Dòng G50 có số hạt chắc/bông cao hơn KD18 (97,8 hạt) nhưng thấp hơn ĐS1 (106 hạt). Các dòng khác đều thấp hơn hai giống đối chứng.

- Khối lượng 1000 hạt dao động trong khoảng từ 19,1 - 23,9. Trong đó dòng F1-4 có khối lượng nghìn hạt (23,9 gam) cao hơn các dòng khác và cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (23,5 gam) và KD18 (22,6 gam). Dòng G-55 có khối lượng nghìn hạt nhỏ nhất và đạt 19,1 gam. Có 2 dòng là F1-1 (23,6 gam) và F1-4 (23,9 gam) có khối lượng nghìn hạt cao hơn 2 giống đối chứng là KD18 (22,5 gam) và ĐS1 (23,5 gam).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Năng suất cá thể của các dòng lúa tham gia thí nghiệm biến động từ 0,34 – 0,64 kg/m2 (vụ Mùa 2012) và từ 0,28 – 0,67 kg/m2 (vụ Xuân 2013).

Trong đó, ở vụ Mùa 2012 thì dòng F1-4 có năng suất cao nhất là 0,64 kg/m2 và cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (0,53 kg/m2) 0,01 kg/m2 và cao hơn KD18 (0,60 kg/m2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

) 0,03 kg/m2. Các dòng còn lại có năng suất thấp hơn hai giống đối chứng. Dòng F1-8 có năng suất thấp nhất đạt 0,34 kg/m2. Ở vụ Xuân 2013, năng suất cũng biến động khá lớn; Dòng F1-4 có năng suất cao nhất (0,69 kg/m2), cao hơn hai giống đối chứng ĐS1 (0,59 kg/m2

) 0,10 kg/m2 và cao hơn KD18 (0,62 kg/m2

) 0,07 kg/m2. Dòng F1-5 có năng suất là 0,28 kg/m2, thấp hơn khá nhiều so với hai giống đối chứng.

- Dòng F1-4 chống đổ tốt, có khả năng chịu rét, tiềm năng năng suất cao.

2. Đề nghị

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá các thế hệ sau từ phép lai trở lại với KD18, từ đó làm cơ sở cho việc chọn, tạo các dòng thuần để tạo ra giống có tiềm năng.

- Hoàn thiện phương pháp, đánh giá cho học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu lúa tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Báo Nông Nghiệp Việt Nam (09/06/2008), Khảo nghiệm 5 giống lúa

thuần có năng suất chất lượng cao..

3. Ngô Thế Dân (1994), Dự án PCT/VIE/125 hỗ trợ phát triển lúa lai. Thông tin chuyên đề nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Trung tâm thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội

4. Bùi Huy Đáp (1999) Một số vấn đề về cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P4, nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội 6. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998), Giống lúa P6, nghiên cứu cây

lương thực và thực phẩm (1995 - 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Hữu Hồng (1990), Luận án Thạc sĩ nông nghiệp, Đại học tổng hợp Miyazaki - Nhật Bản.

8. ICARD (14/07/2003), "Ấn Độ quan tâm đến phát triển gạo thơm",

Nông nghiệp - Nông thôn Việt Nam.

9. Trần Đình Long, Likhopking (1992), Nghiên cứu sử dụng quỹ gen cây

trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012, Website http://www.gos.gov.vn. Thống kê năng xuất lúa

11. Nguồn: FAO STAT 2012

12. Mai Văn Quyền (1996), Thâm canh lúa ở Việt Nam, NXBNN

13. Lê Vĩnh Thảo và các cộng sự, 2004, Các giống lúa đặc sản, giống lúa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 87 - 101)