4. Ý nghĩa của đề tài
2.5.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng
Định sẵn ra 3 cây để đo đếm.
- Sức sống của mạ: Quan sát, đo đếm 3 cây mạ ngẫu nhiên trên một giống trước khi cấy và cho điểm theo thang điểm sau:
+ Điểm 1: Rất mạnh - cây sinh trưởng rất nhanh, khi 5 lá cây đã có 2 hoặc nhiều dảnh với đa số cây trong quần thể.
+ Điểm 3: Mạnh - cây sinh trưởng nhanh, khi 4 - 5 lá số cây có 1 - 2 dảnh chiếm đa số trong quần thể.
+ Điểm 5: Trung bình - cây ở thời kỳ 4 lá.
+ Điểm 7: Yếu - cây bị lùn, khi cây 4 lá thường mảnh. + Điểm 9: Rất yếu - cây còi cọc, lá vàng.
- Số lá mạ khi cấy: Đếm số lá mạ trước khi cấy Cách ghi và tính tuổi lá:
+ 0,2 lá (lá bắt đầu ra nhưng chưa mở). + 0,5 lá (lá mở nhưng chưa hết).
+ 0,8 lá (lá mở hoàn toàn).
- Chiều cao cây mạ: Đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất (cm).
- Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây lúa đạt số nhánh tối đa.
- Thời gian làm đòng: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây làm đòng. - Thời gian trỗ bông: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5cm.
- Thời gian chín (thời gian sinh trưởng): Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.
- Thời gian sinh trưởng: Được tính từ khi gieo đến ngày chín (85% số bông/quần thể chín) và được chia thành các nhóm.
+ Nhóm cực ngắn: Dưới 115 ngày. + Nhóm ngắn: Từ 115 - 135 ngày.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Nhóm trung bình: Từ 136 - 160 ngày.
+ Nhóm dài: Trên 160 ngày.
Trong đó, thời gian sinh trưởng được chia ra làm 3 giai đoạn: + Sinh trưởng sinh dưỡng.
+ Sinh trưởng sinh thực. + Chín.
Ba giai đoạn sinh trưởng này trải qua 9 thời kỳ được biểu thị bằng số như sau:
Bảng 2.2: Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa
Mã số Thời kỳ 1 Nảy mầm 2 Mạ 3 Đẻ nhánh 4 Vươn lóng 5 Làm đòng 6 Trỗ bông 7 Chín sữa 8 Vào chắc 9 Chín
- Tốc độ ra lá: Tiến hành theo dõi và đánh dấu số lá trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đếm số lá 1 lần.
- Khả năng đẻ nhánh: Tiến hành theo dõi và đếm số nhánh trên cây đã định sẵn, theo dõi sau cấy 7 ngày và 10 ngày đo chiều cao 1 lần.
+ Rất cao: hơn 25 dảnh/cây. + Tốt: 20 - 25 dảnh/cây.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Thấp: 5 - 9 dảnh/cây.
+ Rất thấp: dưới 5 dảnh/cây.
- Chiều cao cây: Đo từ sát mặt đất đến múp đầu lá cao nhất (đối với giai đoạn sinh trưởng), đến múp đầu bông (đối với giai đoạn phát triển). Không lấy số thập phân.
+ Điểm 1: Bán lùn (chiều cao < 90 cm).
+ Điểm 5: Trung bình (chiều cao từ 90 - 125 cm). + Điểm 9: Cao (chiều cao > 125 cm).
- Độ thoát cổ bông:
Theo dõi ở giai đoạn 7 - 9 lá, kết quả đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Thoát tốt.
+ Điểm 3: Thoát trung bình.
+ Điểm 5: Cổ bông chỉ vừa nhô ra khỏi bẹ lá. + Điểm 7: Thoát một phần.
+ Điểm 9: Không thoát được. - Dài bông:
Đo từ cổ bông đến đầu mút bông. + Điểm 1: Rất ngắn (< 20cm). + Điểm 3: Ngắn (20 - 25 cm). + Điểm 5: Trung bình ( 25 - 30 cm). + Điểm 7: Dài (30 - 35 cm). + Điểm 9: Rất dài (> 35 cm). - Độ tàn lá:
Theo dõi ở giai đoạn chín. Ghi lại màu sắc rồi đánh giá theo thang điểm. + Điểm 1: Muộn và chậm (lá giữ màu xanh tự nhiên).
+ Điểm 5: Trung bình (lá trên biến vàng).
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Độ rụng hạt:
Theo dõi ở giai đoạn chín. Giữ chặt bông và tuốt tay dọc bông lúa sau đó tính số phần trăm (%) hạt rụng. Đánh giá theo thang điểm.
+ Điểm 1: Khó rụng (số hạt rụng < 10%). + Điểm 3: Khó vừa (số hạt rụng từ 10 - 25 %). + Điểm 5: Trung bình (số hạt rụng từ 16 - 25 %). + Điểm 7: Khá dễ rụng (số hạt rụng từ 26 - 50 %). + Điểm 9: Dễ rụng (số hạt rụng > 50 %).