4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.2.1. Tình hình sản xuất ở trong nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước trải qua 4.000 năm, sản xuất lúa gạo gắn liền với sự phát triển nông nghiệp. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp nên có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm với nhiều giống lúa khác nhau.
Từ thủa đầu dựng nước cây lúa đã được gắn liền với nền văn minh lúa nước trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cùng thời gian đó năng suất và sản lượng lúa cũng tăng lên rõ rệt nhờ vào công cuộc cải cách về giống lúa và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh một cánh hợp lý, đồng bộ. Tính từ năm 1961 đến năm 2005, năng suất lúa của nước ta đã tăng lên 2,8 lần, giai đoạn tăng cao nhất là từ thập kỷ 80 đến nay. Có được như vậy là nhờ các tiến bộ mới trong thâm canh tăng năng suất lúa được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ việc chuyển đổi cơ chế quản lý đất đai, từ cơ chế hợp tác sang tư nhân hoá (Khoán 10), lấy hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ đã khuyến khích người dân đầu tư, thâm canh sản xuất lúa. Sản lượng lúa của Việt Nam cũng vì thế mà tăng liên tục từ 9,0 triệu tấn năm 1961 lên 42,39 triệu tấn năm 2011 (Bảng 1.2). Từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây, Việt Nam đã vươn lên giải quyết an ninh lương thực cho 86 triệu dân, ngoài ra còn xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị trường Thế giới. Những năm gần đây, nước ta luôn đứng thứ 2 trên Thế giới (sau Thái Lan) về lượng gạo xuất khẩu (đạt 7,5 triệu tấn năm 2012) và sẽ ổn định xuất khẩu khoảng 5 - 7 triệu tấn trong những năm tiếp theo. Đây là thành công lớn trong công tác chỉ đạo và phát triển sản xuất lúa của Việt Nam.
Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá. Cụ thể, Đại hội VI của Đảng (1986) đã đánh giá: những bước đi đầu tiên trong cải tiến cơ chế quản lý đã cho thấy sự xuất hiện sớm hơn của tư duy mới, cách làm mới trong lĩnh vực kinh tế, trong đó có Chỉ thị 100 (tháng 10-1981) của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, về thay đổi cách chỉ đạo, tổ chức sản xuất, quản lý hợp tác xã nông nghiệp, đã đem lại niềm phấn khởi và khí thế mới ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất cho hàng triệu nông dân.
Trên cơ sở thắng lợi của cơ chế Khoán 100 (khoán đến nhóm và người lao động), ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10 về Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp, trong đó xác định rõ vai trò của kinh tế hộ,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ coi hộ gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng ruộng đất...
Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thuỷ lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn và tiến dần lên tới 7,5 triệu tấn như hiện nay...
Trên cơ sở nhìn lại hơn 27 năm đổi mới của đất nước và phân tích thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ năm 2000 đến nay, Hội nghị Trung ương 7 vừa qua đã tập trung trí tuệ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ và nhất trí thông qua Nghị quyết "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn". Và ngày 05/8/2008, Ban chấp hành Trung ương đã chính thức ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hiện nay lúa vẫn là cây lương thực quan trọng nhất ở nước ta, cây lúa cung cấp 85 - 87% tổng sản lượng lương thực trong nước.
Trong những năm gần đây diện tích cây lúa không tăng nhưng do năng suất cây lúa được cải thiện đáng kể mà sản lượng lúa không ngừng tăng lên từ 32,11 triệu tấn thóc năm 2001 đến năm 2011 đã đạt 42,39 triệu tấn. Sau một chặng đường dài không ngừng đổi mới phát triển nông nghiệp sản xuất lúa gạo ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
Xây dựng và phát triển các cánh đồng lúa nước khắp nơi trên nền tảng cải tạo đất đai, thuỷ lợi, tăng diện tích tưới tiêu. Có thể nói nơi nào có đất phẳng, có nguồn nước thì nơi đó có thể phát triển thành cánh đồng lúa nước dù ở đồng bằng hay trung du miền núi.
Nhập nội và lai tạo giống mới có khả năng thích nghi và chống chịu. Trên cơ sở đó điều chỉnh thời vụ chính và tăng vụ, tăng diện tích lúa Đông Xuân, Hè Thu, giảm diện tích lúa nổi, lúa nương rẫy, phát triển nhiều trà lúa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đối với vụ Đông Xuân ở miền Bắc để hạn chế bệnh do thời tiết. Tạo được mùa vụ thay đổi cơ cấu cây trồng trong đó cây lúa làm trung tâm.
Ứng dụng hệ thống kỹ thuật canh tác tiến bộ trong việc bón phân, bảo vệ thực vật và làm đất.
Phát triển công nghiệp sau khi thu hoạch, nâng cao công nghiệp chế biến, tránh sự tổn thất kho, tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu.
Đổi mới chính sách sản xuất, lưu thông đã tạo được động lực, giải phóng được mọi lực lượng sản xuất.
Quá trình hội nhập vào kinh tế Thế giới và khu vực, bên cạnh những thách thức, lúa gạo Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong khi đó nhu cầu gạo trên thị trường Thế giới và khu vực 5 năm tới dự báo vẫn tiếp tục sôi động do cầu vẫn tăng. Những năm gần đây hiệp hội xuất khẩu gạo giữa các nước trên Thế giới và khu vực cũng tạo điều kiện cho mỗi nước. Thách thức với Việt Nam là thành viên của WTO nên thị trường nông sản nói chung, thị trường Việt Nam nói riêng sẽ mở rộng cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước. Hàng rào thuế quan và sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu gạo dần hạn chế và tiến tới bãi bỏ. Gạo Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc,… và các nước khác có chất lượng cao giá rẻ hơn sẽ tràn vào thị trường Việt Nam với thuế nhập khẩu không đáng kể (94% hàng hóa Mỹ nhập vào Việt Nam hưởng thuế suất 15% trong đó hàng lương thực gạo, ngô không đáng kể). Do đó lúa gạo Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên sân nhà, trong khi đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến gạo của ta còn lạc hậu.
Những giải pháp cơ bản để thúc đẩy xuất khẩu gạo là: Nghiên cứu khảo nghiệm và đưa các giống lúa mới phù hợp với thị hiếu của thị trường và tích cực phát triển các giống lúa chất lượng đã được khẳng định như gạo Chợ Đào ở Long An, Tám Xoan ở Bắc Bộ,… để tiến tới xây dựng vùng chuyên canh lúa cao cấp với sản lượng 1 triệu tấn/năm tại đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng thương hiệu độc quyền cho các sản phẩm cao cấp đó. Đồng thời áp dụng tổng hợp các
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ biện pháp như quy trình canh tác, bảo quản sau thu hoạch tiên tiến, nâng cao kỹ thuật và năng lực xay xát, tăng cường khả năng bốc xếp tại các cảng xuất khẩu... để tạo ra một thương hiệu Việt về lúa gạo có sức cạnh tranh mạnh trên Thế giới.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam trong mấy thập kỷ gần đây
Năm Diện tích ( Triệu ha) Năng suất ( Tạ/ha) Sản lƣợng (Triệu tấn) 1961 4,74 19,0 9,00 1970 4,72 21,5 10,17 1980 5,60 20,8 11,65 1990 6,04 31,8 19,23 2000 7,67 42,4 32,53 2001 7,49 42,9 32,11 2002 7,50 45,9 34,45 2003 7,45 46,4 34,57 2004 7,44 48,2 35,89 2005 7,34 49,5 36,34 2006 7,32 48,94 35,80 2007 7,20 49,81 35,90 2008 7,41 52,23 38,72 2009 7,44 52,27 38,89 2010 6,99 57,20 59,98 2011 7,65 55,40 42,39 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012) [10]
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/