Tình hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 41 - 42)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.4.Tình hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở Việt Nam

Sản xuất lúa đã đi vào ổn định và phát triển theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng và tỷ xuất hàng hóa, điều này thể hiện rõ trong 10 năm qua năng suất và sản lượng lúa Việt Nam tăng liên tục (diện tích tăng 2,3%, năng suất tăng bình quân 2,38%/năm, sản lượng tăng bình quân 4,8%/năm), Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (1999-2001).

Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng, nhất là tiến bộ về giống lúa có năng suất và chất lượng cao như OM80-81, IR58, IR64, IR65, Thơm số 1, Bắc thơm số 7, Tám thơm và các giống lúa lai Trung Quốc...Từ đó đã thay đổi sâu sắc trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, hạn chế và né tránh được nhiều thiệt hại do thời tiết gây ra.

Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, riêng Đồng Bằng Sông Cửu Long sản lượng lúa tăng bình quân 7%/năm, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn từ 5,5- 6,2 triệu tấn thóc. Đồng bằng Sông Hồng sản lượng lúa tăng bình quân 4%/năm, có khối lượng hàng hóa khoảng 1 triệu tấn thóc.

Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng được mở rộng, từ 50 nước năm 1993 đến nay gạo Việt Nam đã xuất sang trên 80 nước ở khắp các châu lục trong đó Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 43,24%. Đặc biệt trong những năm gần đây thị trường khu vực ở Châu Á tiêu thụ gạo Việt Nam với khối lượng lớn chiếm 62%, khu vực thứ 2 là Châu Phi chiếm 26,2% khối lượng gạo xuất khẩu. Những nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam là Indonesia, Philippin, Trung Quốc, Pêru, ... chất lượng xuất khẩu gạo Việt Nam cũng được nâng lên. Nếu năm 1989 hầu hết lượng gạo của ta xuất khẩu còn đạt chất lượng thấp thì 1992 lượng gạo chất lượng cao đã đạt 40,3%, năm 1997 - 44,0%, lượng gạo xuất khẩu chất lượng cao đạt cao nhất vào năm 1994 - 70% [12].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Cùng với việc tăng chất lượng, giá bán gạo của nước ta cũng tăng theo. (Tính giá bán theo USD/1 tấn gạo ở các năm là: 1990 - 176,3; 1994 - 217,2; 1995 - 266,0; 1996 - 285,0; 1997 còn 244,5.) Tổng thu ngoại tệ từ xuất khẩu gạo năm cao nhất đạt hơn 1 tỷ USD. Riêng gạo đạt phẩm cấp cao chiếm 20% với giá bán khi cao nhất 320 USD/tấn so với giá bán bình quân 244,5 USD/tấn. Năm 2004 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu được gần 100.000 tấn gạo thơm với giá tăng 30-40 USD/tấn so với gạo thường. Năm 2012 Việt Nam xuất 7,5 triệu tấn gạo, giá bán bình quân 450 - 475 USD/tấn. Tuy vậy, vẫn thua khá nhiều so với Thái Lan, gạo xuất khẩu có phẩm cấp cao của họ chiếm tới 60% với giá bán 680 - 700 USD/tấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai trở lại có nguồn gốc từ cặp bố mẹ khang dân 18 và DDS1 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 41 - 42)