Kỹ thuật đánh giá thang đo (Cronbach’s Alpha)

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nghiên cứu tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 53 - 120)

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lƣờng cho một khái niệm cần đo hay không . Giá trị đóng góp nhiều hay ít đƣợc phản ánh thông qua hệ số tƣơng quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Sau khi làm sạch dữ liệu, các thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo đó là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới đối với ngƣời trả lời.trong đánh giá độ tin cậy thang đo cần ghi nhận rằng Cronbach Alpha đo lƣờng độ tin cậy của cả thang đo chứ không tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế các biến trong cùng một thang đo dùng để đ lƣờng cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tƣơng quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi kiểm tra từng biến đo lƣờng ngƣời ta sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng.

Hệ số tƣơng quan biến tổng (Item-Total Correclation): là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao.

Theo Nunnally & Burnstein (1994), các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo. Vì vậy trong đánh giá độ tin cậy các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Nghiên cứu tác động của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 53 - 120)