Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quản lý nhà trường

Nhà trường là tế bào chủ chốt của bất cứ hệ thống quản lý giáo dục nào từ trung ương đến địa phương.Vì vậy, nhà trường (nói chung) là khách thể cơ bản của tất cả các cấp quản lý.

Quản lý nhà trường được hiểu theo hai mặt:

- Thứ nhất là, hoạt động quản lý của những chủ thể quản lý cấp trên và bên ngoài nhà trường đối với nhà trường nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho mọi hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường. Bao gồm các chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.

- Thứ hai là, hoạt động quản lý của chủ thể quản lý ở ngay trong nhà trường đối với các hoạt động của nhà trường như: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học của giáo viên, quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, quản lý tài chính,..v.v.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường

lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”

[19,tr.61].

“Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giảng viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động và phối hợp sức lực trí tuệ của họ vào mọi hoạt động của nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến”.

Để hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập - tự học của sinh viên và quản lý CSVC - thiết bị phục vụ dạy và học. Trong đó người cán bộ quản lý phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lý hoạt động của lực lượng trực tiếp đào tạo. Mọi hoạt động quản lý khác đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)