8. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Biện pháp 3
học tập của cá nhân (cả khâu lý thuyết và thực hành) và phương pháp học tập mới
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
- Làm cho công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên được tiến hành theo một kế hoạch. Mục tiêu của kế hoạch học tập phải thống nhất với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường.
- Làm cho cán bộ nhà trường quản lý được hoạt động học tập của sinh viên biết cách lập kế hoạch học tập để chủ động và đạt kết quả cao trong học tập.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
- Xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng năm học trên cơ sở phân tích thực trạng những thuận lợi, khó khăn và khả năng hiện có nhà trường. Học tập là một hoạt động có tính mục đích, tính tự giác cao được thể hiện qua việc kế hoạch hoá không chỉ ở nhà quản lý mà còn ở người học, vì vậy để học tập đạt kết quả mỗi sinh viên cũng cần tiến hành xây dựng kế hoạch học tập.
Bản kế hoạch học tập phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý.
- Quản lý hoạt động học tập của sinh viên giờ chính khoá khi dạy lý thuyết ở trên lớp và dạy thực hành ở xưởng trường cũng như tại cơ sở sản xuất.
- Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngoài giờ lên lớp.
3.3.3.3. Cách thức tiến hành
* Xây dựng kế hoạch học tập
- Kế hoạch hoá công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên đòi hỏi phải được tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể từng phòng, khoa, bộ phận và từng cá nhân. Phải đảm bảo có sự chỉ đạo thống nhất, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và cá nhân. Từ kế hoạch của nhà quản lý, sinh viên cũng phải có kế hoạch học tập tương ứng.
- Đầu mỗi khoá học, năm học Hiệu trưởng yêu cầu phòng Đào tạo kết hợp với các khoa, các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo, trong đó bao gồm: kế hoạch toàn khoá, tiến độ giảng dạy và học tập cho sinh viên toàn trường và từng lớp.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy và học toàn khoá và từng năm học cho toàn trường, cho từng lớp với các môn học, mô đun chia theo từng học kỳ.
+ Từ kế hoạch đã được duyệt, các khoa, tổ môn lập kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình. Kế hoạch của từng đơn vị phải rõ ràng, cụ thể.
+ Từ cơ sở kế hoạch của phòng, khoa, GVCN lập kế hoạch quản lý hoạt động học tập của lớp. Kế hoạch của GVCN càng phải cụ thể để sinh viên dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
-Hướng dẫn cho sinh viên làm kế hoạch học tập.
+ Tổ chức để sinh viên trao đổi kế hoạch với nhau để rút kinh nghiệm cho cách làm.
+ Sinh viên phải lập kế hoạch theo hướng dẫn của giáo viên với tinh thần tự giác, khoa học, đúng thời gian và kiên trì.
* Quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngoài giờ lên lớp.
Ngoài giờ lên lớp sinh viên tự học ở nhà. Tự học ở nhà có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp sinh viên mở rộng, hiểu sâu những điều đã học.
- Hoạt động tự học của sinh viên ngoại trú: Sinh viên ở ngoài trường được gọi là sinh viên ngoại trú. Việc quản lý hoạt động tự học của sinh viên ngoại trú là một việc hết sức khó khăn vì nó phụ thuộc nhiều vào tính tích cực, tự giác học tập của sinh viên cũng như sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác quản lý hoạt động tự học.
. Đối với sinh viên ở cùng gia đình: Nhà trường cần phối hợp với gia đình sinh viên để quản lý nội dung tự học ở nhà bằng cách: GVCN thường xuyên kiểm tra kế hoạch tự học của từng sinh viên ngoại trú và thông báo kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên với gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp cùng quản lý giáo dục.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên giúp sinh viên mở mang kiến thức thực tế, kiến thức nâng cao mà trong giờ học trên lớp không thể thực hiện được.
Các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa:
+ Tham quan các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các cơ sở, tìm hiểu những công nghệ mới đang sử dụng trong thực tế,..
+ Thực hiện các buổi hội thảo, dạ hội khoa học ứng dụng, thành lập các loại hình câu lạc bộ: Câu lạc bộ chuyên môn giỏi, câu lạc bộ tay nghề giỏi, câu lạc bộ tài năng trẻ, …