0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Biện pháp 6

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 74 -77 )

8. Cấu trúc luận văn

3.3.6. Biện pháp 6

tập của sinh viên đạt hiệu quả cao (bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên)

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học, là nền tảng vật chất không thể thiếu được của nhà trường. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học là yếu tố quan trọng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động học tập của sinh viên đạt hiệu quả đồng thời tăng cường củng cố khả năng thực hành, thực tập của sinh viên. Tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ cho hoạt động thực hành của sinh viên giúp giáo viên và sinh viên dạy và học tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên thông qua nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên để cặp nhật kiến thức mới, nội dung, phương pháp mới, để mỗi giáo viên không bị lạc hậu, và họ phải thường xuyên có ý thức đưa phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy, từ đó kích thích hoạt động học tập của sinh viên.

3.3.6.2. Nội dung biện pháp

- Tăng cường đầu tư CSVC và trang thiết bị trường học. - Quản lý và sử dụng CSVC trên lớp học

Cơ sở vật chất trên lớp học được đảm bảo là yêu cầu tối thiểu đảm bảo cho hoạt động học tập của sinh viên đạt kết quả. CSVC trên lớp học càng tốt sẽ tạo điều kiện để hoạt động học tập của sinh viên đạt kết quả cao.

- Quản lý và sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành của sinh viên

Cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành tốt, đầy đủ, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, hiện đại sẽ tạo điều kiện đắc lực cho hoạt động thực hành của sinh viên.

- Sử dụng tài liệu tham khảo, giáo trình. Đây là điều kiện cốt yếu nhất phục vụ hoạt động tự học, tự tìm hiểu, rèn luyện của sinh viên trong nhà trường.

- Hàng năm nhà trường chủ động vạch ra kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tại chỗ cho giáo viên, có kế hoạch cử giáo viên đi tập huấn theo các chương trình của bộ ở trong và ngoài nước. Song song với việc bồi dưỡng tập huấn ngắn hạn ở trên, nhà trường có kế hoạch cử giáo viên đi học tập dài hạn ở trong và ngoài nước (thạc sĩ, tiến sĩ...).

3.3.6.3. Cách thức tiến hành

- Thực hiện dự án xây dựng trường giai đoạn 2 và dự án tăng cường năng lực dạy nghề 2011 - 2020 bao gồm:

+ Củng cố, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, khu văn phòng và phòng làm việc của các khoa, tổ môn đảm bảo đủ diện tích để giáo viên và sinh viên tổ chức các hoạt động dạy và học.

+ Tính toán số lượng các thiết bị cần thiết phải trang bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập, số lượng các thiết bị cần sửa chữa. Xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các thiết bị nhất là các thiết bị hiện đại ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến phục vụ thực hành của sinh viên. Để giảng dạy thực hành theo mô đun yêu cầu thiết bị vật tư rất lớn, ngoài việc mua sắm mới nhà trường cần động viên giáo viên và sinh viên các khoa phát huy sáng kiến, cải tiến chế tạo các dụng cụ, thiết bị dạy nghề phục vụ hoạt động học thực hành của sinh viên.

+ Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học, thực hành, thực tập.

+ Xây dựng hệ thống các nội quy, quy định về quản lý, sử dụng CSVC, thiết bị dạy học gồm: Nội quy phòng máy tính, phòng đa chức năng, phòng học và các

quy định về sử dụng thiết bị dạy học yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc theo phương châm: giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Tổ chức hướng dẫn giáo viên, sinh viên nắm vững quy trình sử dụng và khai thác các loại thiết bị nhất là các thiết bị hiện đại thuộc thế hệ mới.

+ Động viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tích cực nghiên cứu sử dụng các thiết bị vào quá trình dạy học góp phần tích cực đổi mới cách dạy, tạo hứng thú trong học tập cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên học tập và sử dụng các thiết bị hỗ trợ học tập.

+ Duy trì có nề nếp việc bảo trì, bảo quản, kiểm tra sửa chữa trang thiết bị hàng tuần, tháng, học kỳ. Kế hoạch hoá công tác này tránh để máy móc hư hao gây lãng phí, tốn thời gian, tiền của và chậm tiến độ dạy - học.

+ Có chế tài thưởng phạt nghiêm minh cho việc quản lý và sử dụng CSVC, các trang thiết bị dạy học của cán bộ, giáo viên và sinh viên.

+ Tổ chức cho cán bộ giáo viên tham quan học hỏi kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học ở một số trường trọng điểm, tham quan các cơ sở sản xuất ứng dụng các kỹ thuật mới tiên tiến.

+ Cán bộ phụ trách CSVC, cán bộ thư viện thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ. Tiến hành cải tiến hoạt động của thư viện: tăng thời gian mở cửa vào buổi tối và các ngày nghỉ, làm tốt công tác giới thiệu sách, đầu tư trang bị thêm đầu sách bao gồm sách chuyên môn, sách tham khảo, sách dành cho tự học, sách báo giải trí,… nhằm thu hút sinh viên đến thư viện học tập.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC, thiết bị dạy học nhà trường cần thực hiện biện pháp hành chính kết hợp với biện pháp động viên thi đua: Yêu cầu giáo viên tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học. Thường xuyên phát động phong trào thi đua sử dụng phương tiện dạy học coi đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của giáo viên.

Mặt khác, nhà trường cần xây dựng cảnh quan môi trường tạo không khí gần gũi, hứng thú học tập của sinh viên, CSVC, thiết bị dạy học đầy đủ cùng

cảnh quan môi trường tốt sẽ góp phần thúc đẩy phong trào học tập của sinh viên trong toàn trường.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 74 -77 )

×