Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang (Trang 80 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang, chúng tôi đã đưa ra 7 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động của sinh viên nhà trường. Do thời gian nghiên cứu

có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để chứng minh tính đúng đắn của các biện pháp nên chúng tôi chỉ trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, CBQL và giáo viên nhà trường về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp mà thôi. Quá trình khảo sát được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra (phiếu số 4 phần phụ lục).

Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành lấy ý kiến trên hai nội dung: - Về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

- Về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng

Tiến hành lấy ý kiến 5 chuyên gia, 15 CBQL và 30 giáo viên từ BGH cho tới các phòng ban chức năng, các khoa, tổ môn của trường.

- Đối với chuyên gia: Mời những chuyên gia của Bộ GD- ĐT, Hiệu trưởng các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Bắc giang có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động học tập của sinh viên nói riêng.

- Đối với CBQL: Mời những cán bộ chủ chốt từ tổ môn, khoa, phòng cho tới BGH có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong công tác quản lý chuyên môn và hoạt động học tập của sinh viên.

- Đối với giáo viên: Chọn 30 giáo viên rải đều ở các khoa, tổ môn của trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp ngành, cấp quốc gia.

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra - Xử lý số liệu.

Để đánh giá tính cần thiết và và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã nêu chúng tôi quy ước chấm điểm như sau: Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm; cần thiết, khả thi: 2 điểm; không cần thiết, không khả thi: 1 điểm; sau đó nhân

số phiếu đánh giá tán thành ở từng mức với số điểm quy ước để tính điểm trung bình cộng của từng biện pháp đã nêu trên cơ sở đó tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu được cho ở bảng 10.

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp T T Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi d2 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi X Thứ bậc 1 BP1 50 0 0 3 1 49 1 0 2, 98 2 1 2 BP2 48 2 0 2, 96 3 47 3 0 2, 94 4 1 3 BP3 46 4 0 2, 92 5 45 5 0 2, 90 6 1 4 BP4 47 3 0 2, 94 4 48 2 0 2, 96 3 1 5 BP5 49 1 0 2, 98 2 50 0 0 3 1 1 6 BP6 45 5 0 2, 90 6 46 4 0 2, 92 5 1 7 BP7 37 13 0 2, 74 7 41 9 0 2.82 7 0 Ghi chú:

BP1: Bồi dưỡng động cơ học tập cho sinh viên

BP2: Tổ chức quản lý nội dung, phương pháp học tập, tự học của sinh viên BP3: Tổ chức quản lý nội dung, phương pháp học tập, tự học của sinh viên BP4: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên nhằm tác động tích cực hoạt động tự học của sinh viên

BP5: Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học nhằm thúc đẩy HĐHT của sinh viên

BP6: Tăng cương đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả CSVC, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ hoạt động thực hành của sinh viên.

BP7: Tổ chức phong trào thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến và tổng kết khen thưởng theo định kỳ.

Để thấy được sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập đã nêu, chúng tôi dùng hệ số tương quan thứ bậc để tính theo công thức: ) 1 ( 6 1 2 2 n n d x R = 35 6 6 6 1 x x = 0, 83 Trong đó: R là hệ số tương quan thứ bậc

d là hiệu số giữa 2 đại lượng cần so sánh n là số các số hạng được so sánh

Biểu đồ 3.2: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý

* Nhận xét:

- Kết quả điều tra cho thấy điểm trung bình cộng Xở tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên đều có

mức điểm rất cao, 7/7 biện pháp nêu ra đều có mức điểm trung bình cộng X≥2, 90 (Đạt 100%). Điều đó cho thấy các biện pháp quản lý mà tác giả nêu ra đều có tính cần thiết và tính khả thi ở mức độ khá cao phù hợp với đặc điểm nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

- Hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu ra R= 0, 83 cho thấy mối tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý có độ phù hợp cao. Các biện pháp có tính cần thiết ở mức độ nào thì có tính khả thi ở mức độ đó.

Biện pháp 1: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là tuyệt đối 3, 0 thứ bậc 1; tính khả thi điểm trung bình là 2, 98 thứ bậc 2.

Biện pháp 2: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 2, 96 thứ bậc 3; tính khả thi điểm trung bình là 2, 94 thứ bậc 4.

Biện pháp 3: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 2, 92 thứ bậc 5; tính khả thi điểm trung bình là 2, 90 thứ bậc 6.

Biện pháp 4: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 2, 94 thứ bậc 4; tính khả thi điểm trung bình là 2, 96 thứ bậc 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp 5: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình là 2, 98 thứ bậc 2; tính khả thi điểm trung bình là 3, 0 thứ bậc 1.

Biện pháp 6: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình 2, 90 thứ bậc 6; tính khả thi điểm trung bình là 2, 92 thứ bậc 5.

Biện pháp 7: Tính cần thiết được đánh giá điểm trung bình 2, 74 thứ bậc 7; tính khả thi điểm trung bình là 2, 82 thứ bậc 7.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy CBQL, GV và chuyên gia được hỏi ý kiến đều thống nhất đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả đề xuất. Điều đó cho thấy các biện pháp nêu trên có cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc giang.

Kết luận chương 3

Biện pháp quản lý hoạt động học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc giang xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực trong sự nghiệp xây dựng nhà trường và đất nước. Các biện pháp nêu trên hướng vào người học nhằm khơi dậy năng lực tự học tự nghiên cứu; tìm hiểu, ý chí vươn lên trong học tập và tư duy sáng tạo của người học trên cơ sở tổ chức hướng dẫn của người dạy. Biện pháp kế hoạch hoá hoạt động học tập của sinh viên là cơ sở, định hướng cho các biện pháp khác, nhằm đưa các biện pháp quản lý hoạt động học tập vào nề nếp. Các biện pháp tổ chức hoạt động là để hoạt động học tập đạt mục tiêu đào tạo đã quy định. Trong tổ chức các hoạt động, biện pháp bồi dưỡng động cơ học tập cho sinh viên là bước quan trọng đầu tiên. Biện pháp này gắn liền với biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên, biện pháp tổ chức quản lý nội dung, phương pháp học tập, tự học của sinh viên. Biện pháp tổ chức các hoạt động nói trên là động lực đối với hoạt động học tập, còn biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cùng biện pháp tăng cường đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện phục vụ thực hành của sinh viên là điều kiện là yếu tố cần thiết thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên. Các biện pháp quản lý thực hiện đồng bộ, khả thi góp phần quan trọng để người dạy, người học phấn đấu đạt hiệu quả cao trong hoạt động học tập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang (Trang 80 - 86)