0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Biện pháp 5

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 70 -74 )

8. Cấu trúc luận văn

3.3.5. Biện pháp 5

(trong cả 3 khâu: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra)

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo tính khách quan, công bằng, tính toàn diện, tính hệ thống và thực sự có tác dụng kích thích sự phát triển và giáo dục tính nghiêm túc, kỷ luật trong học tập và thi cử.

- Hình thành động cơ, thái độ học tập nghiêm túc, khắc phục tình trạng lười học, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác của sinh viên. Từ đó nâng cao năng lực học tập của sinh viên.

- Kiểm tra, đánh giá để có cơ sở làm tốt công tác thi đua khen thưởng tạo động lực thúc đẩy hoạt động của sinh viên.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Triển khai các quyết định, quy chế của bộ, ngành về tổ chức kiểm tra, thi, đánh giá xếp loại tốt nghiệp.

- Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. - Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. - Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

3.3.5.3. Cách thức tiến hành

- Cụ thể hoá các quyết định, quy chế của bộ, ngành về kiểm tra đánh giá thành các văn bản quy định và tổ chức triển khai đến cán bộ, giáo viên và sinh viên toàn trường.

- Mỗi sinh viên đều hiểu rằng thực hiện nghiêm túc các kỳ kiểm tra, thi, đánh giá là tạo điều kiện để người học phấn đấu, giúp họ nghiêm túc tự giác trong học tập, thi cử là thực hiện sự công bằng trong giáo dục.

- Tổ chức thực hiện tốt các quy định về kiểm tra định kỳ, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun.

- Thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về số bài kiểm tra định kỳ cho từng môn học, mô đun. Thông báo công khai và kịp thời kết quả kiểm tra, thi để sinh viên tự kiểm tra, đánh giá nhận thức của mình. Trả bài thi, kiểm tra cho sinh viên đúng quy định, sửa chữa sai sót để sinh viên kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh.

- Đảm bảo đúng quy trình tổ chức kiểm tra từ khâu ra đề, coi chấm thi, tổ chức coi thi chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, công bằng, chống gian dối trong khi thi. Tổ chức chấm thi nghiêm túc. Tiến hành xử lý nghiêm khắc những trường hợp sinh viên vi phạm quy chế thi.

- Tăng cường bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Để làm được điều này, nhà trường cần chỉ đạo các khoa, tổ môn ngay từ đầu năm học thông báo cho sinh viên biết kế hoạch học tập, nội dung chương trình, thời gian thực hiện chương trình, các bài tập ứng dụng, hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập tự học, …để sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập và tiến hành tự kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của mình.

- Cải tiến công tác ra đề thi

- Việc ra đề thi phải phù hợp với nội dung đã quy định trong chương trình. - Đề thi phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực thực hành của sinh viên.

- Nội dung kiểm tra có thể đánh giá cả trình độ kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản, năng lực trí tuệ và thái độ học tập của sinh viên.

Để đạt được những yêu cầu trên, theo khuyến cáo của các nhà giáo dục học khi ra đề cần lưu ý:

- Để tránh học vẹt, tạo điều kiện để người học hình thành năng lực ứng dụng, đặc biệt đối với sinh viên cao đẳng thì không nên ra đề kiểm tra, đánh giá ở mức độ thấp trong các mức độ nhận thức mà nội dung kiểm tra cần đạt tới các mức phân tích và ứng dụng.

- Cần tách ba khâu giảng dạy - ra đề - chấm thi độc lập nhau để đánh giá khách quan kết quả giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của sinh viên. Để tránh sự lệch chuẩn giữa ba khâu trên tức là dạy phải theo đúng nội dung chương trình, ra đề phải nằm trong phần đã học thì mới đánh giá được thực chất người dạy và việc học của thày và trò trong nhà trường. Muốn vậy nhà trường cần sử dụng ngân hàng đề thi ở các môn học.

Quy trình xây dựng ngân hàng đề thi như sau:

- Ngay từ đầu năm học lập danh sách những môn thi, kiểm tra, nội dung tổng quát cần kiểm tra đối với từng môn học. Định ra yêu cầu về các trình độ tư duy để xác định nội dung tương ứng.

- Chọn cử và phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm, mỗi giáo viên soạn một số câu trắc nghiệm theo yêu cầu cụ thể đã xác định.

- Tổ chức trao đổi thảo luận trong nhóm đồng nghiệp để phát hiện và sửa chữa sai sót.

- Tổ chức hội đồng chuyên môn duyệt, biên tập và đưa các câu hỏi trắc nghiệm vào ngân hàng để lưu trong máy tính.

- Sử dụng phần mềm tin học Đề thi trắc nghiệm” để tạo ra các đề thi tương đương có cùng nội dung nhưng khác nhau về hình thức bằng cách đảo lộn vị trí thứ tự các câu hỏi để tránh sinh viên trao đổi trong quá trình làm bài.

Ngân hàng đề thi không phải kho lưu trữ bất động mà cần được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện. Các đề thi, kiểm tra trong ngân hàng đề cần được bảo mật trước khi sử dụng.

- Cải tiến hình thức kiểm tra

Cần phải sử dụng một cách đa dạng nhiều loại hình, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau bởi vì không có một phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá nào là hoàn toàn tối ưu cả.

Việc cải tiến hình thức kiểm tra, thi ở trường cần tăng cường kết hợp giữa kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tích hợp giữa kiến thức lý thuyết với năng lực thực hành nghề. Trong cơ cấu thang điểm của môn học, điểm cơ bản chiếm 60%, điểm dành cho các ý tưởng sáng tạo là 40% để kích thích sinh viên tự tìm hiểu, nghiên cứu. Tận dụng ưu điểm của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm trong các kỳ thi đòi hỏi phải kiểm tra khối lượng kiến thức lớn như thi, kiểm tra hết môn, thi tốt nghiệp.

Việc cải tiến nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần được tiến hành đồng bộ giữa các khoa, tổ môn trong nhà trường.

Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên bằng cách quản lý chặt chẽ từ khâu ra đề, in sao đề, đến khâu coi thi và chấm thi. Phải đảm bảo chấm 2 vòng độc lập tại trường. Sau khi chấm thi, trường tổ chức chấm thẩm định theo xác suất 10% - 20% một môn thi.

Tổ chức kiểm tra, thực hiện quy chế thi nghiêm túc. Đánh giá chính xác, công bằng. Rút kinh nghiệm nghiêm túc sau các kỳ thi, kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với quy chế.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 70 -74 )

×