0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Biện pháp 7

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 77 -79 )

8. Cấu trúc luận văn

3.3.7. Biện pháp 7

và tổng kết khen thưởng theo định kỳ

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Thi đua là biện pháp giáo dục khích lệ cả tập thể, tạo nên sự cố gắng chung của tất cả các thành viên để giành lấy sự thắng lợi trong một hoạt động chung. Khi thi đua, mọi người sẽ có ý thức hoạt động tích cực hơn nhằm đạt kết quả cao nhất cho mình và tập thể của mình. Như vậy, thi đua trở thành một biện pháp rèn luyện, tu dưỡng cá nhân, tạo nên những hành vi đúng đắn vì lợi ích chung. Với ý nghĩa như vậy, khi giáo dục sinh viên, nâng cao ý thức học tập cho họ, nhà trường không thể không chỉ đạo và thực hiện biện pháp thi đua trong toàn trường. Mục tiêu của biện pháp này là tạo dựng một phong trào thi đua rộng khắp trong toàn trường với nhịp độ khẩn trương, tích cực thu hút, kích thích toàn bộ sinh viên và tập thể lớp trong trường tham gia nhằm đạt hiệu quả giáo dục nâng cao ý thức học tập.

3.3.7.2. Nội dung biện pháp

- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ: nội dung công việc, thời gian, tiêu chí đánh giá, phân công người phụ trách, chỉ tiêu và tiêu chuẩn khen thưởng, …

- Việc kiểm tra, giám sát phải mang tính thời sự tức là thường xuyên, liên tục, kịp thời từ thực trạng ban đầu, đến tiến độ thực hiện và kết thúc hoạt động. Có như vậy mới đảm bảo nắm bắt kịp thời diễn biến, thực trạng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời những sai sót, lệch lạc.

- Nội dung đánh giá, tổng kết: Việc xây dựng kế hoạch của nhà trường; các biện pháp quản lý của nhà trường, đánh giá nhận thức, năng lực, tổ chức dạy học, tổ chức các hình thức hoạt động học tập của sinh viên.

- Hình thức tổ chức tổng kết, đánh giá: tổ chức hội nghị giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Trong tổng kết cần phải cụ thể hóa các kết quả, các cá nhân, tập thể đạt thành tích. Trên cơ sở kết quả cần có động tác so sánh, đối chiếu nhằm tuyên dương, khen thưởng (cả vật chất lẫn tinh thần) những tập thể và các nhân điển hình nhằm tạo tâm lý phấn khởi, tự hào và tiếp tục phấn đấu nhiều hơn của người đạt thành tích đồng thời kích thích thi đua của các tập thể, cá nhân khác.

- Khi chỉ đạo thực hiện biện pháp này, nhà trường cần lưu ý một số nội dung sau:

- Thi đua phải nhằm đạt một mục đích giáo dục “thực”, chứ không phải là thi đua cho có đủ hoạt động, theo kiểu chủ nghĩa hình thức để báo cáo lấy thành tích. Điều này được hiểu là nhà trường và Ban chỉ đạo khi xây dựng kế hoạch tổ chức thi đua trong trường phải xác định cụ thể mục tiêu cần đạt của biện pháp này là gì?

3.3.7.3. Cách thức tiến hành

- Khi tổ chức thực hiện thi đua phải có các bước: phát động, kiểm tra, theo dõi, công khai kết quả, động viên, khen thưởng kịp thời, có tổng kết, đánh giá chung phong trào. Các bước này phải được tiến hành công khai, kịp thời nhằm kích thích, động viên các tập thể và cá nhân tích cực hoạt động hơn nữa nhằm đạt kết quả mong muốn.

- Khi chỉ đạo phong trào thi đua, nhà trường nên tập trung vào một chủ điểm, một nội dung thiết thực, không nên ôm đồm quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng dàn trải, thiếu tập trung và bị mờ nhạt. Khi lựa chọn chủ điểm và nội dung thi đua, nhà trường cần trao đổi với các thành viên trong Ban chỉ đạo căn cứ vào thực tế, điều kiện, sinh viên, … để thống nhất sao cho phù hợp và có ý nghĩa giáo dục nhất.

- Việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm nên quy định theo học kì và năm học để có những bài học cho những học kì và năm học tiếp theo. Trong tổng kết, đánh giá cần có thái độ khách quan, công bằng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BẮC GIANG (Trang 77 -79 )

×