5. Kết cấu đề tài
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh.
Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích: - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chi tiêu ở kỳ trƣớc (năm nay so với năm trƣớc, tháng này so với tháng trƣớc…).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong 01 năm thƣờng so sánh với cùng kỳ năm trƣớc (tháng hoặc quý).
- Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ đƣợc so sánh với mục tiêu nêu ra (thƣờng trong kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của xí nghiệp).
- Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu v.v….
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trƣớc, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trƣớc gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó gọi chung là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích.
Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích kinh doanh còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị: so sánh mức đạt đƣợc của các đơn vị với một đơn vị chọn làm gốc so sánh - đơn vị điển hình trong lĩnh vực, từng chỉ tiêu phân tích.
Điều kiện so sánh cần đƣợc quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và khi so sánh theo không gian.
Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau:
Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu. Thông thƣờng, nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có tính ổn định và thƣờng đƣợc quy định thống thất. Tuy nhiên, do phát triển sản xuất của hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi theo các chiều hƣớng khác nhau: Nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể bị thu hẹp họăc mở rộng do phân ngành sản xuất - kinh doanh, do phân chia các đơn vị quản lý hoặc do thay đổi của các chính sách quản lý. Đôi khi, nội dung kinh tế của các chỉ tiêu cũng thay đổi theo chiều hƣớng “quốc tế hoá” để tiện so sánh trong điều kiện thế giới là một thị trƣờng chung… Trong điều kiện các chỉ tiêu có thay đổi về nội dung, để đảm bảo so sánh đƣợc, cần tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định lại.
Bảo đảm tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu. Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể đƣợc tính theo các phƣơng pháp khác nhau. Từ các chỉ tiêu giá trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn sản lƣợng, doanh thu, thu nhập đến các chỉ tiêu năng suất, giá thành v.v… có thể đƣợc tính toán theo các phƣơng pháp khác nhau. Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phƣơng pháp thống nhất. Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu và về số lƣợng, thời gian và giá trị.
Khi so sánh mức đạt đƣợc trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài điều kiện đã nêu, cần bảo đảm điều kiện khác nhƣ cùng phƣơng hƣớng kinh doanh và điều kiện kinh doanh, tƣơng tự nhƣ nhau.
Tất cả các điều kiện trên, gọi chung là đặc tính “có thể so sánh” hay tính “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích: Mức biến động tuyệt đối đƣợc xác đinh trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2 kỳ: Kỳ phân tích và kỳ gốc - hay đúng hơn - so sánh giữa số phân tích và số gốc. Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. [6, tr17-20]. Khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh là chủ yếu. Một phƣơng pháp có thể coi là một dạng dặc biệt của phƣơng pháp so sánh đó là phƣơng pháp tỷ lệ hay phƣơng pháp phân tích bằng các tỷ số tài chính, cụ thể là kỹ thuật so sánh bằng số tƣơng đối. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều trong phân tích tài chính vì vậy mà nó có thể tách ra thành một phƣơng pháp độc lập nhƣ những phƣơng pháp phân tích khác. Cụ thể, phƣơng pháp này dựa trên việc phân tích ý nghĩa của các tỷ lệ giữa một khoản mục nhất định trên báo cáo tài chính với một hoặc nhiều khoản mục khác trong quan hệ tài chính doanh nghiệp.
Phƣơng pháp tỷ lệ có tính thực hiện cao với điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện vì:
Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến, đƣợc cung cấp đầy đủ hơn làm cơ sở tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ thông tin cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Bên cạnh đó, phƣơng pháp phân tích này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp và tỷ lệ tham chiếu. Phƣơng pháp phân tích dựa trên tỷ lệ tài chính cho phép ngƣời sử dụng có thể phân tích một cách sâu sắc và toàn diện hơn so với các phƣơng pháp khác, nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả đó, phƣơng pháp này cũng đòi hỏi cao hơn về cơ sở số liệu cũng nhƣ trình độ của ngƣời làm công tác phân tích báo cáo tài chính.
2.1.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hƣớng khác nhau. Thông thƣờng trong phân tích, phƣơng pháp chi tiết đƣợc thực hiện theo những hƣớng sau:
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu; - Chi tiết theo thời gian:
- Chi tiết theo địa điểm:
Từ phƣơng pháp chi tiết, so sánh mức độ đạt đƣợc của từng bộ phận và ảnh hƣởng của chúng đến tổng thể cũng nhƣ tiến độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung. [6, tr14- 17]
2.1.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Trong các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp có nhiều có chỉ tiêu có mối quan hệ cân đối với nhau nhƣ cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, cân đối giữa xuất, nhập và tồn của hàng tồn kho, giữa thu với chi và kết quả kinh doanh…Dựa vào mối quan hệ cân đối này, ngƣời phân tích sẽ xác định ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng phân tích. Những mối liên hệ cân đối này thƣờng đƣợc thể hiện bằng phƣơng trình kinh tế. Ví dụ:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Hay Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn (NVL) tồn cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ
Phƣơng pháp liên hệ cân đối đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố dạng tổng hoặc dạng hiệu. Trên cơ sở các mối liên hệ mang tính chất cân đối trên nếu có sự thay đổi của một chỉ tiêu sẽ dẫn tới sự thay đổi của các chỉ tiêu khác. Phƣơng pháp cân đối thƣờng đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp mối quan hệ giữa các chỉ tiêu là mối quan hệ tổng. [6, 24-28].
2.1.4. Phương pháp loại trừ
Để xác định xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng phân tích, phƣơng pháp loại trừ đƣợc các nhà phân tích sử dụng phổ biến.
Theo phƣơng pháp này, để nghiên cứu ảnh hƣởng của một nhân tố nào đó, nhà phân tích phải loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố còn lại. Đặc trƣng nổi bật của phƣơng pháp loại trừ là luôn đặt đối tƣợng phân tích vào các trƣờng hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu. [6, tr20- 24]. Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, phƣơng pháp loại trừ có thể đƣợc sử dụng trong phân tích theo một trong hai cách sau tùy thuộc vào cơ sở số liệu sẵn có trong phân tích và từng đối tƣợng phân tích cụ thể, đó là:
- Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: Phƣơng pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố biến động của các chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện phƣơng pháp thay thế liên hoàn gồm các bƣớc sau:
Bước một, xác định chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu .
Ví dụ: Gọi Y là chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu. Y1 là giá trị của chỉ tiêu kỳ phân tích và Y0 là giá trị của chỉ tiêu của kỳ gốc.
Bước hai, xác định nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu. Các nhân tố này đòi hỏi phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu dƣới dạng tích số hoặc thƣơng số.
Ví dụ: Y chịu ảnh hƣởng của các nhân tố a, b, c. Các nhân tố này có quan hệ dƣới dạng tích số với Y và đƣợc sắp xếp theo thứ tự từ nhân tố số lƣợng đến nhân tố chất lƣợng, thể hiện qua phƣơng trình Y = a.b.c
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Bước ba, xây dựng phƣơng trình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng với chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu.
Kỳ phân tích Y1 = a1.b1.c1 Kỳ gốc Y0 = a0.b0.c0
Gọi ∆Y là mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Y thì:
∆Y = Y1 - Y0 = ∆a + ∆b + ∆c
Trong đó ∆a , ∆b, ∆c lần lƣợt là mức ảnh hƣởng của các nhân tố a, b, c đến sự biến động giữa các kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Y.
Bước bốn, xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu. Ở bƣớc này các nhà phân tích tiến hành thay thế lần lƣợt trị số từ kỳ gốc sang kỳ phân tích theo trình tự sắp xếp ở bƣớc ba.
Ví dụ:
- Thay thế lần 1 (thay thế nhân tố a), ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố a đến chỉ tiêu Y: ∆a = a1.b0.c0- a0.b0.c0
- Thay thế lần 2 (thay thế nhân tố b), ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố b đến chỉ tiêu Y: ∆b = a1.b1.c0- a1.b0.c0.
- Thay thế lần 3 (thay thế nhân tố c), ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố c đến chỉ tiêu Y: ∆c = a1.b1.c1- a1.b1.c0
Bước năm, Tổng hợp ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Từ đó, đƣa ra các nhận xét, kết luận và đánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của các nhân tố tác động.
Ví dụ:
Tổng cộng ảnh hƣởng của các nhân tố:
∆Y = Y1 - Y0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0= ∆a + ∆b + ∆c
Phƣơng pháp thay thế liên hoàn có ƣu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và xác định đƣợc ảnh hƣởng của từng yếu tố đến đối tƣợng phân tích. Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là các mối quan hệ giữa các yếu tố phải đƣợc giả định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn theo mối quan hệ tích, trong khi trên thực tế có thể có những mối quan hệ theo mô hình khác. Ngoài ra, khi xác định ảnh hƣởng của một yếu tố thì phải giả định các yếu tố khác không đổi nhƣng trên thực tế thì các yếu tố thƣờng biến động
- Phƣơng pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phƣơng pháp phƣơng pháp loại trừ nhằm phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Do là dạng đặc biệt của phƣơng pháp loại trừ nên phƣơng pháp số chênh lệch có đầy đủ các bƣớc thực hiện nhƣ phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Điểm khác biệt giữa hai phƣơng pháp này là cách thức xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phƣơng pháp. Tuy nhiên, trong thực tế phân tích báo cáo tài chính phƣơng pháp này ít đƣợc sử dụng đến. Vì vậy. trong quá trình nghiên cứu tác giả chỉ đề cập đến phƣơng pháp thay thế liên hoàn.
2.1.5. Phương pháp Dupont
Mô hình Dupont là kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, ngƣời ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định
Dƣới góc độ nhà đầu tƣ cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản.
Ví dụ: Khi xem xét chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, có thể phân tích chỉ tiêu này thành tích số của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số quay vòng tài sản, từ đó xác định ảnh hƣởng của từng yếu tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hệ số quay vòng tài sản đối với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu *
Hệ số vòng quay của tài sản Hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Lợi nhuận
=
Lợi nhuận
*
Doanh thu thuần Tài sản bình quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân
Nhà phân tích cũng có thể phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont nhƣ sau:
Lợi nhuận ròng
=
Lợi nhuận ròng
*
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Hay, ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục đƣợc triển khai chi tiết thành: Lợi nhuận ròng
= Lợi nhuận ròng
* Doanh thu * Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Hay, ROE = Hệ số Lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính