5. Kết cấu đề tài
2.2. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích
Phân tích tài chính có mục tiêu đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đƣa ra những dự báo tài chính giúp cho việc ra quyết định và giúp cho việc dự kiến kết quả tƣơng lai của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành phân tích tài chính yêu cầu phải có một cơ sở dữ liệu cần thiết, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và phù hợp. Thông tin phục vụ cho phân tích tài chính có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo phạm vi và nội dung phản ánh, thông tin sử dụng trong phân tích tài chính bao gồm hai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nguồn cơ bản là thông tin từ hệ thống kế toán và thông tin bên ngoài hệ thống kế toán. Toàn bộ dữ liệu này đƣợc lấy theo phạm vi thời gian từ năm 2009 - 2011.
Thông tin từ hệ thống kế toán chủ yếu bao gồm các báo cáo tài chính và một số tài liệu sổ sách kế toán nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, báo cáo chi tiết về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo chi tiết về tình hình tăng giảm tài sản cố định, tăng giảm vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu và nợ phải trả…
Thông tin bên ngoài hệ thống kế toán đƣợc sử dụng để phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ các chính sách của doanh nghiệp tác động đến tình hình tài chính doanh nghiệp nhƣ thế nào.
Nguồn thông tin này giúp cho các kết luận trong phân tích tài chính có tính thuyết phục cao. Các thông tin này đƣợc chia thành ba nhóm: thông tin chung về tình hình kinh tế, thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp và thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp:
- Thông tin chung về tình hình kinh tế: Các thông tin phản ánh tình hình chung về kinh tế tại một thời kỳ nhất định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những thông tin quan trọng cần xem xét. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô nên phân tích tài chính cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nƣớc và khu vực. Trên cơ sở kết hợp những thông tin này sẽ tạo điều kiện đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính và đồng thời có thể dự báo những nguy cơ, cơ hội đối với hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần quan tâm thƣờng bao gồm:
+ Thông tin về tăng trƣởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt với phạm vi trong nƣớc và khu vực.
+ Các chính sách kinh tế lớn của Nhà nƣớc, chính sách chính trị, ngoại giao, pháp luật, chế độ tài chính, kế toán…có liên quan.
+ Thông tin về tỷ lệ lạm phát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp : Trong phạm vi ngành cần xem xét sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động và đặc điểm chung của ngành kinh doanh. Những thông tin liên quan đến ngành cần chú trọng quan tâm thƣờng bao gồm:
+ Nhịp độ và xu hƣớng vận động của ngành + Mức độ và yêu cầu công nghệ của ngành + Quy mô của thị trƣờng và triển vọng phát triển
+ Tính chất cạnh tranh của thị trƣờng, mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng.
+ Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các vấn đề trên sẽ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhƣ khả năng sinh lãi, tốc độ luân chuyển vốn, cơ cấu nguồn vốn…Do vậy thông tin về ngành kinh doanh là rất quan trọng. Chẳng hạn, khi tiến hành phân tích tình hình tài chính của một hãng hàng không thì cần phải biết bối cảnh của thị trƣờng hàng không quốc tế, các đặc điểm của ngành hàng không quốc gia, mức độ cạnh tranh của ngành, các chính sách của Nhà nƣớc đối với riêng ngành hàng không có ảnh hƣởng đến sự phát triển nhƣ chính sách thuế, chính sách về giá vé…
- Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp : Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng trong chiến lƣợc kinh doanh và tổ chức hoạt động nên để đánh giá chính xác tình hình tài chính, ngƣời phân tích cần nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau:
+ Mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp + Chính sách tài chính, tín dụng của doanh nghiệp
+ Đặc điểm công nghệ và chính sách đầu tƣ của doanh nghiệp + Đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh + Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh
+ Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng và các đối tƣợng khác.
Ngoài cách phân loại nhƣ trên, thông tin phục vụ cho phân tích tài chính còn có thể đƣợc phân loại theo các tiêu thức khác nhƣ nguồn thông tin, thời điểm ghi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhận thông tin, mức độ quan trọng và độ chính xác của thông tin, chu kỳ xuất hiện và tần số sử dụng thông tin.
Theo nguồn thông tin thì bao gồm các thông tin từ cơ quan quản lý cấp trên (ví dụ nhƣ thông tin về cơ chế chính sách của Nhà nƣớc, chủ trƣơng, đƣờng lối, luật, các chỉ thị văn bản của các cấp chính quyền), thông tin từ các bộ phận cấp dƣới, thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng…
Theo thời điểm ghi nhận, thông tin đƣợc chia thành thông tin quá khứ, thông tin thực tại và thông tin dự báo. Thông tin quá khứ là thông tin phát sinh trong các kỳ trƣớc, thông tin thực tại là thông tin phát sinh trong kỳ báo cáo còn thông tin dự báo là những thông tin dự tính sẽ xảy ra trong kỳ tƣơng lai. Theo mức độ quan trọng và độ chính xác của thông tin thì có thông tin chính thức mang tính pháp lệnh, thông tin hƣớng dẫn, thông tin tham khảo…
Theo chu kỳ xuất hiện và tần số sử dụng của thông tin thì có thông tin hàng ngày, thông tin hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm…
Tùy theo yêu cầu phân tích mà sẽ có những yêu cầu khác nhau về thông tin phục vụ cho phân tích. Việc nắm vững các cách phân loại thông tin sẽ là cơ sở để lựa chọn thông tin phù hợp với mục đích, yêu cầu phân tích tài chính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ THƢƠNG MẠI TNG