5. Kết cấu đề tài
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán
Phòng Kế toán - Tài chính - Thống kê của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán của các xí nghiệp, các trung tâm và văn phòng công ty nhằm đảm bảo việc ghi chép, tính toán, phản ánh kịp thời, trung thực, chính xác tình hình hoạt động kinh tế tài chính của toàn công ty theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Đồng thời, phòng cũng lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của công ty, kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng xuất nhập khẩu, kiểm tra thanh quyết toán và quản lý giá thành xây dựng…Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn quỹ, vốn hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở chế độ chính sách tài chính hiện hành.
Bộ máy kế toán của Công ty đƣợc tổ chức theo phƣơng thức phân tán. Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 30 nhân viên có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán toàn công ty. Nhận báo cáo từ dƣới các chi nhánh gửi lên để tổng hợp tình hình sản xuất của toàn công ty cung với kế toán giá thành, TSCĐ, XDCB, chứng khoán,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn lập báo cáo tài chính toàn công ty. Vì bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức phân tán nên nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán cũng đƣợc phân chia theo địa điểm làm việc. Cụ thể:
Tại phòng Kế toán Công ty
Đứng đầu là Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng Kế toán - Tài Chính - Thống kê: Phụ trách chung toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty thực hiện theo đúng chế độ kế toán - tài chính hiện hành, chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị và cơ quan cấp trên về toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, giải trình các số liệu kế toán và cung cấp số liệu báo cáo các phòng, ban, cơ quan cấp trên.
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG KẾ TOÁN TRƢỞNG (Trƣởng phòng kế toán) Kế toán xuất nhập khẩu Phó phòng kế toán 1 Kế toán tổng hợp công ty Phó phòng kế toán 2 Thủ quỹ Kế toán TSCĐ Kế toán xây dựng cơ bản Kế toán chứng khoán Kế toán giá thành Kế toán thuế Kế toán Ngân hàng Kế toán chi nhánh Kế toán tổng hợp chi nhánh Kế toán vật tƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Phó phòng kế toán: Có trách nhiệm giúp Kế toán trƣởng chỉ đạo trực tiếp công tác kế toán ở các bộ phận, có trách nhiệm quản lý từng kế toán trong các phần hành đƣợc giao, có đầy đủ chức năng nhƣ trƣởng phòng khi trƣởng phòng đi vắng.
Các kế toán viên khác có chức năng thực hiện theo đúng nhiệm vụ đƣợc giao bao gồm: Kế toán xuất nhập khẩu, Kế toán TSCĐ, Kế toán xây dựng cơ bản, Kế toán chứng khoán, Kế toán thuế, Kế toán giá thành, Kế toán ngân hàng và thủ quỹ.
Tại các chi nhánh và trung tâm: có 2 nhân viên kế toán (1 kế toán tổng hợp chi nhánh và 1 kế toán vật tƣ), 2 nhân viên kế toán này vẫn thuộc nhân viên của phòng kế toán công ty nhƣng làm công tác kế toán tại chi nhánh.
Trong đó: Kế toán vật tư có nhiệm vụ căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tƣ viết phiếu nhập kho và kho khi có lệnh yêu cầu xuất vật tƣ, thành phẩm. Căn cứ vào các chứng từ gốc đó nhập số liệu vào máy tính, tổng hợp tình hình nguyên phụ liệu và thành phẩm tại chi nhánh để báo cáo cho kế toán tổng hợp chi nhánh, định kỳ đối chiếu số lƣợng của nguyên vụ liệu, thành phẩm với thủ kho. Đồng thời tham gia kiểm kê số lƣợng nguyên phụ liệu và thành phẩm tại kho theo yêu cầu quản lý. Kế toán tổng hợp chi nhánh thực hiện tổng hợp công tác kế toán tại chi nhánh, thanh toán nội bộ giữa các chi nhánh với nhau và với công ty, tập hợp chi phí sản xuất tại chi nhánh, tổng hợp các sổ để lên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại chi nhánh để cuối quý gửi lên cho kế toán tổng hợp tại phòng kế toán công ty.
Công ty Cổ phần đầu tƣ và Thƣơng mại TNG áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung, đặc trƣng của loại hình này: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Tuy nhiên việc ghi chép đƣợc thực hiện trên máy vi tính theo phần mềm kế toán do công ty mua (STANDARD).
3.1.4. Vai trò và xu thế phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG
Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến hết năm 2012, cả nƣớc có khoảng 3.710 doanh nghiệp dệt may, xét về quy mô thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn TNG không phải là doanh nghiệp nhỏ trong ngành. Năm 2012, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ tăng 9,2%, vào Hàn Quốc tăng 9%, vào Nhật Bản tăng 19,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và xơ sợi dệt các loại đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2011. Trong đó, riêng về hàng dệt may đạt 15,8 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2011. Dệt may tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. thì sản phẩm của TNG chiếm 0,17% thị phần doanh thu và 0,19% kim ngạch xuất khẩu. Thời gian tới với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh sản phẩm của TNG sẽ dần phổ biến trong nƣớc và có nhiều cơ hội tại các thị trƣờng mới.
Bên cạnh các ngành có thế mạnh của tỉnh Thái nguyên: Thép và chè thì ngành sản xuất may mặc cũng là một trong những ngành công nghiệp chính. Hiện nay trong tỉnh có khoảng hơn 20 doanh nghiệp, xí nghiệp và các tổ hợp may khác nhau, trong đó TNG là một trong những doanh nghiệp lớn nhất. Với 98% lợi nhuận trƣớc thuế thu đƣợc hàng năm từ việc xuất khẩu trong đó thị trƣờng lớn nhất là Hoa Kỳ (70%). Sau 9 năm cổ phần hóa, doanh nghiệp đã góp đáng kể vào ngân sách địa phƣơng, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, tạo việc làm cho gần 7.000 lao động trong và ngoài tỉnh. Công ty luôn quan tâm đến đời sống và môi trƣờng làm việc của ngƣời lao động. Bên cạnh các chế độ về Bảo hiểm xã hội, an toàn lao động mà Bộ lao động quy định, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động khác nhƣ tiêu chuẩn Trách nhiệm Xã hội SA8000 để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động từ đó yên tâm làm việc. Trong năm vừa qua với chiến lƣợc nội địa hóa, sản phẩm của TNG đã có mặt ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2008 - 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng giá trị tài sản 407.293 354.692 510.819 821.484,101 Doanh thu thuần 508.198 471.348 622.829 1.146.556,978 Lợi nhuận trƣớc thuế 20.012 20.352 26.946 26.859,941
Lợi nhuận sau thuế 19.714 18.251 24.979 24.54,299
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2008 - 2011)
Sau 30 năm thành lập và phát triển Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG (Tiền thân là Công ty May Thái nguyên) là một trong những doanh nghiệp có những vị trí đáng kể trong tỉnh Thái Nguyên nói chung và toàn ngành May nói riêng. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, Công ty đã hoạch định lộ trình phát triển của mình với định hƣớng mở rộng các ngành kinh doanh khác. Trên cơ sở định hƣớng chung của ngành, TNG đã xây dựng định hƣớng phát triển của công ty trong những năm tới nhƣ sau: May mặc giữ vai trò chủ đạo, từng bƣớc đầu tƣ kinh doanh thêm các mặt hàng mới trƣớc hết là phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in thêu…Thị trƣờng xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ nội địa lên 10 - 15% năm 2011, cân bằng giữa các thị trƣờng, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trƣờng Mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mở rộng đầu tƣ sang các lĩnh vực thƣơng mại, bất động sản nhƣ các trung tâm thƣơng mại, khu công nghiệp…hiện nay có một số dự án đã đƣợc triển khai: Xây dựng cho trung tâm thị xã Sông Công với tổng vốn đầu tƣ trên 50 tỷ đồng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009, Dự án tòa nhà chung cƣ 9 tầng và 3 tầng tại tổ 20 Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên, Dự án trung tâm thƣơng mại tại khu đất văn phòng Công ty với quy mô 15 tầng với diện tích sàn 30.000m2 tổng vốn đầu tƣ 100 tỷ, dự kiến khởi công năm 2010. Trong thời gian tới khi giai đoạn 2 của Nhà máy Sông Công đi vào hoạt động, TNG sẽ trở thành một trong những Công ty có năng lực sản xuất lớn nhất miền Bắc với sản lƣợng 15.000.000 quần/năm và 7.500.000 áo/năm…[15, 56-57]
3.2. Thực trạng hoạt động phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tƣ và thƣơng mại TNG tƣ và thƣơng mại TNG
3.2.1. Về con người thực hiện phân tích
Công ty Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG tiền thân là Công ty May Thái Nguyên và bắt đầu chuyển đổi và hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ năm 2003. Mặc dù, là một doanh nghiệp Cổ phần lớn trong tỉnh và khu vực nhƣng việc phân tích báo cáo tài chính mới đƣợc triển khai từ năm 2007 khi cổ phiếu của Công ty chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán. Vì vậy, công ty phải thực hiện chế độ công bố thông tin theo đúng quy định của Ủy ban chứng khoán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhà nƣớc. Để đáp ứng yêu cầu này và công tác quản trị tài chính, Phòng kế toán - tài chính - thống kê của công ty phải thực hiện chức năng quản lý công tác tài chính, kế toán và thống kê. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng là:
+ Thực hiện công tác kế toán của các xí nghiệp, trung tâm và văn phòng Công ty.
+ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty. + Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất.
+ Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản. + Quản lý giá thành sản xuất của toàn Công ty.
+ Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng, quí, năm toàn Công ty.
+ Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính tháng, quí, năm toàn Công ty.
+ Tổng hợp, phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm + Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm. + Xây dựng qui chế quản lý tài chính của Công ty.
Trực thuộc Phòng kế toán - tài chính - thống kê của công ty có 13 kế toán thuộc các chi nhánh của công ty nhƣ chi nhánh May Việt Thái, May Việt Đức, May Sông Công 1,2,3,4, chi nhánh May Phú Bình 1,2 và các chi nhánh khác nhƣ bao bì, giặt, thêu, bông chăn ga. Để đáp ứng nhiệm vụ này Phòng kế toán - tài chính - thống kê tại công ty đƣợc biên chế 11 chuyên viên kế toán thực hiện phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, thống kê và thực hiện công tác tài chính. Mỗi chi nhánh đƣợc biên chế từ 3 - 5 kế toán viên làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cán bộ thuộc Phòng kế toán - tài chính - thống kê đều là những ngƣời có năng lực, có uy tín, trung thực, có kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội, hiểu biết về công nghệ và các dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp, am hiểu pháp luật nói chung, có tƣ duy tốt và kỹ năng cần có của ngƣời kế toán. Cán bộ kế toán đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học có uy tín nhƣ Đại học kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quốc dân, Học viện tài chính và Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Thời gian làm việc tại Công ty, ngƣời mới nhất là 2 năm và ngƣời lâu nhất là 15 năm. Tác phong và thái độ làm việc nhanh nhẹn, cởi mở trong công việc.
3.2.2. Nhận thức về phân tích tài chính của nhà quản trị
Nhận thức của nhà quản trị doanh nghiệp đóng vai trò cũng rất quan trọng tới chất lƣợng phân tích tài chính. Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại TNG đã thực hiện tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn về kế toán, thuế và kiến thức chung về tài chính. Công ty cũng đã thực hiện mua sắm các thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động của bộ phận tài chính nhƣ máy tính, bàn làm việc, văn phòng phẩm. Công ty cũng đã triển khai một số quy chế việc phân tích và quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nƣớc, Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty, trong đó có quy định cụ thể về thời gian thực hiện phân tích là trong vòng 7 ngày, định mức chi phí cho các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn... Phòng kế toán - tài chính - thống kê đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo của kế toán trƣởng đảm nhiệm thực hiện ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công tác tổng kết, so sánh cuối năm, tính toán ra một số các chỉ tiêu và đƣa ra nhận xét đánh giá, thực hiện báo cáo tình hình tài chính theo yêu cầu của nhà quản trị hoặc đánh giá khả năng trả nợ vốn gốc, tiền lãi và hoàn thiện hồ sơ vay khi thực hiện vay nợ. Thực hiện các quy định về công bố thông tin tài chính, kế toán của Nhà nƣớc, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc. Kết quả của phân tích tài chính là cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý tài chính, nhƣng bƣớc đầu đƣợc vận dụng trong các lĩnh vực khác của Công ty nhƣ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, quản lý dự án... và là nguồn thông tin quan trọng định hƣớng hoạt động của các phòng ban và chỉ mang tính chất báo cáo hàng kỳ.
3.2.3. Tổ chức công tác phân tích tài chính
Tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp cũng là việc thiết lập trình tự các bƣớc công việc và sắp xếp con ngƣời để thực hiện quá trình phân tích tài chính. Bộ phận thực hiện phân tích tài chính là một bộ phận thuộc Phòng kế toán - tài chính - thống kê, đặt dƣới sự quản lý của kế toán trƣởng. Việc phân tích đƣợc thực hiện qua các bƣớc nhƣ sau:
+ Sƣu tầm tài liệu, xử lý số liệu. + Tính toán các chỉ tiêu phân tích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Xác định nguyên nhân.
+ Tổng hợp kết quả, rút ra kết luận về tình hình tài chính. + Viết báo cáo phân tích.
Việc phân tích đƣợc tiến hành theo lập luận “Cần gì phân tích nấy”. Ví dụ, theo yêu cầu báo cáo về tình hình thanh toán thì cán bộ phân tích mới thực hiện các công việc phân tích trên.
Công ty cũng đã ban hành một số quy định liên quan đến hoạt động phân tích tài chính và cũng thể hiện rõ mục tiêu, thời gian phân tích, định mức về chi phí cho các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn về các lĩnh vực nhƣ thuê, kế toán, kiểm toán và tài chính, trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp, sự phối