1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính
a. Sự gọn nhẹ, đơn giản, tuân thủ chặt chẽ quy định, quy trình nghiệp vụ
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy các NHTM luôn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, cũng như thực hiện nghiệp vụ theo đúng những quy trình đã đề ra nhằm giảm thiểu rủi ro về mức tối thiểu. Việc xem xét hoạt động bảo lãnh của một NHTM có tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ hay không cũng là một cách để xem hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó có rủi ro hay không, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, sự đơn giản, gọn nhẹ của quy trình sẽ tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, tạo lợi thế cho ngân hàng trong thu hút khách hàng, đóng góp vào nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
b. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của cán bộ bảo lãnh
Con người luôn là yếu tố then chốt trong kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, trình độ cao, bề dày kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn dắt và thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh trôi chảy, tác nghiệp thành thạo, tư vấn tốt cho khách hàng, tạo hình ảnh đẹp cho ngân hàng, từ đó giúp tăng thêm số lượng và chất
lượng khách hàng cho ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Ngược lại một đội ngũ cán bộ yếu kém về nghiệp vụ sẽ như “con sâu bỏ rầu nồi canh” làm giảm hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.
c. Sự hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ khác cùng phát triển
Một sản phẩm, dịch vụ có hiệu quả khi không chỉ mình nó phát triển mà còn kéo theo các sản phẩm, dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cùng phát triển. Sự tương tác, hỗ trợ về lợi ích giữa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng ngày càng làm hài lòng khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh có hiệu quả khi nó trở thành “cầu nối” của ngân hàng và các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, huy động tiền gửi, thanh toán quốc tế, vv. Khi ngân hàng phục vụ khách hàng tốt về dịch vụ bảo lãnh sẽ là kênh quàng cáo hiệu quả nhất về các sản phẩm, dịch vụ khác cùa ngân hàng tới khách hàng. Thêm vào đó, khi hoạt động bảo lãnh ngân hàng có hiệu quả sẽ là tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Ngược lại khi các sản phẩm, dịch vụ này càng phát triển, hiệu quả mang lại từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng càng cao.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng a. Doanh thu bảo lãnh
Doanh thu bảo lãnh = ∑ Phí thu được từ hoạt động bảo lãnh trong khoảng thời gian T
NHTM là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng có tác dụng trực tiếp đến giá trị lợi nhuận của ngân hàng. Tăng nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh là một trong những mục tiêu mà các NHTM đang hướng tới để nâng cao hiệu quả bảo lãnh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hiện nay. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động này, cần gắn tăng trưởng quy mô của hoạt động bảo lãnh với các hoạt động khác thông qua các chỉ tiêu: tỉ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỉ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu…Tỉ trọng này càng cao chứng tỏ mức độ đóng góp của nghiệp vụ bảo lãnh vào lợi nhuận của ngân hàng càng cao và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.
b. Doanh thu bảo lãnh ngân hàng/chi phí bảo lãnh ngân hàng
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra cho hoạt động bảo lãnh thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của bảo lãnh ngân hàng càng cao, cùng một đồng vốn bỏ ra nhưng ngân hàng thu được nhiều doanh lợi hơn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm, chứng tỏ hiệu quả bảo lãnh ngân hàng đang giảm, cùng một đồng vốn bỏ ra nhưng ngân hàng thu được ít doanh thu hơn.
c. Doanh thu bình quân một cán bộ bảo lãnh
Doanh thu bình quân một cán bộ bảo lãnh=
Giá trị này cho biết bình quân một cán bộ thực hiện bảo lãnh đem lại bao nhiêu doanh thu trong thời gian T. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả công việc của các cán bộ bảo lãnh là rất tốt, họ đã phát huy được năng lực của mình, tận dụng được trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm để đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm cho thấy năng suất lao động của cán bộ bảo lãnh đang giảm, giảm hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
d. Doanh số bảo lãnh phát hành
Doanh số bảo lãnh phát hành= ∑ Giá trị các bảo lãnh được phát hành trong thời gian T
Con số và tốc độ của doanh số bảo lãnh phát hành qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động bảo lãnh là đang mở rộng hay thu hẹp, là căn cứ để so sánh về hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn khác nhau. Nếu doanh số bảo lãnh phát hành tăng chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đang mở rộng và có hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đang thu hẹp, ngân hàng cần có những chiến lược nhất định để tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
e. Số món bảo lãnh phát hành
Số món bảo lãnh phát hành cho ta biết tổng số lượng thư bảo lãnh (Hợp đồng bảo lãnh) được phát hành trong khoảng thời gian nhất định. Quy mô và tốc độ tăng của