HIỆU QUẢ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 25 - 86)

1.2.1. Khái niệm về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng

Hiện nay chưa có một khái niệm chính thống về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng cũng là một hoạt động kinh tế, vì vậy ta có thể tiếp cận khái niệm này từ những những tài liệu sau:

Theo Từ điển Phân tích kinh tế (Bernard Guerrien, Nguyễn Đôn Phước dịch, nhà xuất bản Tri thức, 2007, trang 260): “Hiệu quả (Efficience/ Efficient) là thuật ngữ mơ hồ dùng để chỉ một phân bổ nguồn lực trong số những phân bổ tốt nhất có thể”. Ý tưởng “hiệu quả” do đó đối lập với ý tưởng “lãng phí” nguồn lực, hiểu theo nghĩa rộng. Chẳng hạn, một kĩ thuật - hay một tổ chức sản xuất được gọi là hiệu quả nếu nó cho được một sản lượng lớn nhất với những nguồn lực nhất định.”[1]

Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2 (Hội đồng quốc gia, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa Hà Nội, 2002, trang 290): “Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biều hiện kết quả của hoạt động sản xuất, mở rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất - kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tuỳ theo mục đích

đánh giá, có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với vốn, thời gian thu hồi vốn, vv. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi thu được so với tổng số vốn bỏ ra.”[7]

Từ những khái niệm trên kết hợp với khái niệm bảo lãnh ngân hàng như đã nêu trong mục 1.1.1, tác giả xây dựng nên khái niệm hiệu quả bảo lãnh ngân hàng như sau:

Hiệu quả bảo lãnh ngân hàng là một tiêu chí biểu hiện kết quả của hoạt động bảo lãnh, phản ánh việc ngân hàng tận dụng và khai thác tất cả những nguồn lực và lợi thế của mình vào nghiệp vụ bảo lãnh nhằm đạt được những mục tiêu hay kế hoạch đặt ra như mở rộng, nâng cao chất lượng bảo lãnh, tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí bảo lãnh ngân hàng…

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo lãnh ngân hàng

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

a. Sự gọn nhẹ, đơn giản, tuân thủ chặt chẽ quy định, quy trình nghiệp vụ

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy các NHTM luôn phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan đến bảo lãnh ngân hàng, cũng như thực hiện nghiệp vụ theo đúng những quy trình đã đề ra nhằm giảm thiểu rủi ro về mức tối thiểu. Việc xem xét hoạt động bảo lãnh của một NHTM có tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ hay không cũng là một cách để xem hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó có rủi ro hay không, từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, sự đơn giản, gọn nhẹ của quy trình sẽ tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, tạo lợi thế cho ngân hàng trong thu hút khách hàng, đóng góp vào nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

b. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của cán bộ bảo lãnh

Con người luôn là yếu tố then chốt trong kinh doanh. Một đội ngũ cán bộ có năng lực tốt, trình độ cao, bề dày kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn dắt và thực hiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh trôi chảy, tác nghiệp thành thạo, tư vấn tốt cho khách hàng, tạo hình ảnh đẹp cho ngân hàng, từ đó giúp tăng thêm số lượng và chất

lượng khách hàng cho ngân hàng, tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh. Ngược lại một đội ngũ cán bộ yếu kém về nghiệp vụ sẽ như “con sâu bỏ rầu nồi canh” làm giảm hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.

c. Sự hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ khác cùng phát triển

Một sản phẩm, dịch vụ có hiệu quả khi không chỉ mình nó phát triển mà còn kéo theo các sản phẩm, dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp cùng phát triển. Sự tương tác, hỗ trợ về lợi ích giữa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng ngày càng làm hài lòng khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hoạt động bảo lãnh có hiệu quả khi nó trở thành “cầu nối” của ngân hàng và các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, huy động tiền gửi, thanh toán quốc tế, vv. Khi ngân hàng phục vụ khách hàng tốt về dịch vụ bảo lãnh sẽ là kênh quàng cáo hiệu quả nhất về các sản phẩm, dịch vụ khác cùa ngân hàng tới khách hàng. Thêm vào đó, khi hoạt động bảo lãnh ngân hàng có hiệu quả sẽ là tạo nguồn thu đáng kể cho ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Ngược lại khi các sản phẩm, dịch vụ này càng phát triển, hiệu quả mang lại từ hoạt động bảo lãnh ngân hàng càng cao.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng a. Doanh thu bảo lãnh

Doanh thu bảo lãnh = ∑ Phí thu được từ hoạt động bảo lãnh trong khoảng thời gian T

NHTM là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng có tác dụng trực tiếp đến giá trị lợi nhuận của ngân hàng. Tăng nguồn thu từ hoạt động bảo lãnh là một trong những mục tiêu mà các NHTM đang hướng tới để nâng cao hiệu quả bảo lãnh trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hiện nay. Tuy nhiên để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động này, cần gắn tăng trưởng quy mô của hoạt động bảo lãnh với các hoạt động khác thông qua các chỉ tiêu: tỉ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay, tỉ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu…Tỉ trọng này càng cao chứng tỏ mức độ đóng góp của nghiệp vụ bảo lãnh vào lợi nhuận của ngân hàng càng cao và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

b. Doanh thu bảo lãnh ngân hàng/chi phí bảo lãnh ngân hàng

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra cho hoạt động bảo lãnh thì thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của bảo lãnh ngân hàng càng cao, cùng một đồng vốn bỏ ra nhưng ngân hàng thu được nhiều doanh lợi hơn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm, chứng tỏ hiệu quả bảo lãnh ngân hàng đang giảm, cùng một đồng vốn bỏ ra nhưng ngân hàng thu được ít doanh thu hơn.

c. Doanh thu bình quân một cán bộ bảo lãnh

Doanh thu bình quân một cán bộ bảo lãnh=

Giá trị này cho biết bình quân một cán bộ thực hiện bảo lãnh đem lại bao nhiêu doanh thu trong thời gian T. Nếu chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả công việc của các cán bộ bảo lãnh là rất tốt, họ đã phát huy được năng lực của mình, tận dụng được trình độ chuyên môn, kiến thức, kinh nghiệm để đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm cho thấy năng suất lao động của cán bộ bảo lãnh đang giảm, giảm hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

d. Doanh số bảo lãnh phát hành

Doanh số bảo lãnh phát hành= ∑ Giá trị các bảo lãnh được phát hành trong thời gian T

Con số và tốc độ của doanh số bảo lãnh phát hành qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động bảo lãnh là đang mở rộng hay thu hẹp, là căn cứ để so sánh về hiệu quả của hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn khác nhau. Nếu doanh số bảo lãnh phát hành tăng chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đang mở rộng và có hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ hoạt động bảo lãnh đang thu hẹp, ngân hàng cần có những chiến lược nhất định để tăng hiệu quả hoạt động bảo lãnh.

e. Số món bảo lãnh phát hành

Số món bảo lãnh phát hành cho ta biết tổng số lượng thư bảo lãnh (Hợp đồng bảo lãnh) được phát hành trong khoảng thời gian nhất định. Quy mô và tốc độ tăng của

chỉ tiêu này phản ánh niềm tin của khách hàng vào dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng. Nếu số món bảo lãnh phát hành tăng, chứng tỏ ngân hàng có uy tín với khách hàng, qua đó thể hiện dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng có hiệu quả nhất định. Ngược lại, nếu số món bảo lãnh phát hành giảm có thể do uy tín của ngân hàng với khách hàng chưa đủ lớn, chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chưa có hiệu quả.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường kinh tế - xã hội là yếu tố đầu tiên tác động đến mọi hoạt động kinh tế- xã hội mà hoạt động bảo lãnh cũng không là một ngoại lệ. Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng cùng với mức lạm phát hợp lí và tình hình xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển đặc biệt là các giao dịch mua bán, từ đó tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao và xã hội bất ổn sẽ gây khó khăn cho các giao dịch kinh tế, làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của các NHTM nói chung trong đó có bảo lãnh ngân hàng.

1.3.1.2. Hành lang pháp lí

Bất kì hoạt động kinh tế nào bao gồm cả bảo lãnh ngân hàng cũng chịu tác động từ sự thay đổi hành lang pháp lí của nhà nước. Một sự thay đổi trong chính sách của nhà nước như: chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách quản lí ngoại hối và các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô, định hướng, hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại, trong đó có bảo lãnh của các NHTM. Ví dụ như, việc chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu nộp thuế luôn hay cho ân hạn 30 ngày không tính phí trên số thuế nhập khẩu với trường hợp có bảo lãnh thuế nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thu hẹp hay mở rộng hoạt động bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu của các NHTM. Hay sự ổn định tỷ giá cũng góp phần phát triển dịch vụ Bảo lãnh đối ứng.

1.3.1.3. Hệ thống thông tin

Việc thông tin khách hàng và ngân hàng minh bạch hóa sẽ giúp các NHTM đáng kể trong việc thẩm định khách hàng, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay do vấn đề về bí mật kinh doanh, quy định về công bố thông tin chưa được quản lí chặt chẽ… nên thông tin để tiến hành thẩm định còn rất hạn chế, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động bảo lãnh, giảm hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.

1.3.1.4. Khách hàng

Khách hàng là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo lãnh nên họ có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của hoạt động bảo lãnh. Một khách hàng minh bạch báo cáo tài chính, năng lực pháp lí, tài chính tốt, hợp đồng kinh doanh hợp pháp và xác thực, uy tín, tính cách tốt sẽ giảm chi phí thẩm định cho ngân hàng, đồng thời giúp tăng doanh thu bảo lãnh của ngân hàng, từ đó gia tăng hiệu quả bảo lãnh của các NHTM.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Mô hình hoạt động

Bất kì một hoạt động kinh tế nào, trong đó có bảo lãnh ngân hàng muốn có hiệu quả phảiđược tổ chức, quản lí hợp lí và chặt chẽ. Mô hình hoạt động thể hiện sự phân công về tác nghiệp, đồng thời phản ánh cách thức quản trị rủi ro trong hoạt động này. Một mô hình quản lí thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

1.3.2.2. Quy trình nghiệp vụ

Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh đầy đủ và chi tiết sẽ hướng dẫn cho các cán bộ thực hiện thống nhất từ Hội sở đến chi nhánh, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của ngân hàng và khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Ngược lại nếu không có quy trình nghiệp vụ cụ thể thì sẽ làm giảm hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.

1.3.2.3. Nhân lực

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói riêng, là những mắt xích trực tiếp tham gia và kết nối các khâu trong hoạt động bảo lãnh. Một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật, am hiểu về thông lệ quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế sẽ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bao gồm hoạt động bảo lãnh.

1.3.2.4. Công nghệ

Trong thời buổi kinh tế tri thức như hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào ngân hàng dần trở nên phổ biến và là tất yếu khách quan. Công nghệ ngân hàng liên quan đến toàn bộ cơ sở vật chất và mạng lưới truyền thông, thanh toán. Hệ thống máy tính và các chương trình ứng dụng giúp ngân hàng quản lí khách hàng, xử lí thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thiết lập mối quan hệ giữa các phòng ban, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả của các sản phẩm tài trợ thương mại, đặc biệt là bảo lãnh ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng ra các quyết định đúng đắn, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí và tăng tính an toàn trong các nghiệp vụ tài trợ thương mại nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng. Việc nối mạng thông tin cũng giúp ngân hàng quảng bá dịch vụ bảo lãnh tới khách hàng, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động này đối với ngân hàng.

1.3.2.5. Uy tín ngân hàng

Uy tín ngân hàng đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng quốc tế. Cam kết do một ngân hàng uy tín phát hành sẽ dễ được chấp thuận, giảm chi phí cho người mua, người bán, củng cố lòng tin và thu hút khách hàng, mở rộng hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

1.3.2.6. Hệ thống ngân hàng đại lí

Ngân hàng có mạng lưới đại lí rộng khắp sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu bảo lãnh cho khách hàng với những đối tác ở nhiều nước khác nhau, công tác luân chuyển

chứng từ cũng như thanh toán diễn ra nhanh chóng, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ LÃNH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng quốc tế hàng quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa, bảo lãnh là một trong những mảng dịch vụ được các ngân hàng trong nước và thế giới đẩy mạnh và ưu tiên phát triển hàng đầu. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Họ chính là những đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước như HSBC, ANZ…Việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các ngân hàng này là vô cùng cần thiết để các ngân hàng của Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 25 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)