Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 32 - 86)

LÃNH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng quốc tế hàng quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hóa, bảo lãnh là một trong những mảng dịch vụ được các ngân hàng trong nước và thế giới đẩy mạnh và ưu tiên phát triển hàng đầu. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Họ chính là những đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước như HSBC, ANZ…Việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các ngân hàng này là vô cùng cần thiết để các ngân hàng của Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh của mình trong xu thế cạnh tranh gay gắt. Dưới đây là một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả bảo lãnh ở các ngân hàng này:

Thứ nhất, các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Ví dụ như điều kiện để được cấp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ANZ là: doanh nghiệp tốt, có uy tín, khả năng và các kĩ năng cần thiết thực thi công việc mà doanh nghiệp đang đấu thầu, thể hiện doanh nghiệp có khả năng tuân thủ các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Thứ hai, trong quy trình bảo lãnh, việc giám sát luôn được tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ. Ví dụ như HSBC, hệ thống giám sát nội bộ được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến sáu chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát tại chi nhánh làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo được tính khách

quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

Thứ ba, việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực tiễn việc bán chéo sản phẩm. Chẳng hạn như ANZ rất nổi tiếng với sản phẩm thẻ tín dụng nhiều ưu đãi. Thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi, ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay, phát hành bảo lãnh ngân hàng.

Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế (ANZ có mạng lưới hoạt động ở hơn 30 quốc gia; HSBC có 6300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ)[26][27], các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và ngược lại. Điều này một lần nữa khẳng định uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng như ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng của họ.

1.4.2. Bài học đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Phát triển và nâng cao hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh được xem là một xu hướng tất yếu mà cả các NHTM nước ngoài và Việt Nam đều quan tâm. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, việc học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ các ngân hàng thành công trong cùng lĩnh vực là điều rất quan trọng. Trong bối cảnh đó, bằng việc nghiên cứu quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của một số ngân hàng quốc tế kể trên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có thể áp dụng một số kinh nghiệm từ những ngân hàng này để cải thiện hơn nữa kết quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng như sau:

- Xây dựng quy trình bảo lãnh chặt chẽ và rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, luật quốc gia và theo đặc trưng, mô hình hoạt động của ngân hàng. Do hoạt động bảo lãnh mang tính phức tạp và rủi ro, vì vậy chú trọng nâng cao công tác thẩm định khách hàng trước khi bảo lãnh nhằm tránh những rủi ro không đáng có là cần thiết.

- Thêm vào đó, việc tuân thủ quy trình cũng rất quan trọng. Để thực hiện việc này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam cần xây dựng được hệ thống giám sát nội bộ chặt chẽ và hiệu quả nhằm đảm bảo quy trình được thực hiện minh bạch, đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần thành lập một bộ phận chuyên trách hỗ trợ về mặt pháp lí cho bảo lãnh nhằm ngăn ngừa rủi ro và tránh trường hợp khi có tranh chấp mới tìm hiểu và xin tư vấn ở các văn phòng luật sư.

- Nâng cao năng lực bán chéo sản phẩm và dùng chất lượng các sản phẩm khác như dịch vụ tiền gửi, kiều hối, thanh toán, cho vay… làm đòn bẩy để đưa dịch vụ bảo lãnh tới gần khách hàng là bài học quý giá mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam học được từ các ngân hàng nước ngoài.

- Tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các đối tác nước ngoài, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lí đến các quốc gia mà hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chưa thiết lập quan hệ ngân hàng đại lí. Điều này sẽ giúp cho hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là nghiệp vụ bảo lãnh ngoại thương có thể tìm kiếm thêm những khách hàng mới, gia tăng số lượng và giá trị các bảo lãnh được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam phát hành, phát triển thêm một số những dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như xác nhận thư bảo lãnh…

Tóm lại, việc xem xét và đánh giá các kinh nghiệm của các ngân hàng quốc tế đã gợi mở cho các ngân hàng trong nước nói chung và VCB nói riêng nhiều bài học quý giá, để từ đó mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút, đa dạng hóa khách hàng, sản phẩm, quản trị tốt rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu phong phú của nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Bảo lãnh ngân hàng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động thương mại phát triển ổn định. Đây là hoạt động phức tạp nhưng cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Do đó việc tìm hiểu những vấn đề lí luận về hiệu quả hoạt động bảo lãnh của các NHTM là rất quan trọng, giúp ngân hàng cải thiện khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngành tài chính ngân hàng như hiện nay. Trong Chương 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lí luận sau:

Thứ nhất, tổng quan về bảo lãnh ngân hàng bao gồm: khái niệm, các bên tham gia, chức năng, vai trò và phân loại.

Thứ hai, trình bày khái niệm “Hiệu quả bảo lãnh ngân hàng” và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.

Thứ ba, trình bày các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố khách quan và chủ quan.

Cuối cùng, nêu ra kinh nghiệm của một số ngân hàng quốc tế về nâng cao hiệu quả bảo lãnh ngân hàng và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Những nội dung đề cập ở Chương 1 là cơ sở lí luận có tính nền tảng cho khóa luận có thể đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong Chương 2 để từ đó đưa ra nhận xét về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại này tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại thương được thành lập theo quyết định số 115/CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lí Ngoại hối trực thuộc ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước). Ngày 01/04/1963, chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng Ngoại thương như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền bao gồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiềm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lí ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lí cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa cũ.

Ngày 14/10/1990, Ngân hàng Ngoại thương chính thức chuyển từ một ngân hàng chuyên doanh, độc quyền hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403- CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 21/09/1996, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 286/QĐNH05 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương trên cơ sở quyết định số 68/QĐ – NH5 ngày 27/03/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Ngân hàng Ngoại thương được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ TTG ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.

Năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiên phong cổ phần hóa trong ngành ngân hàng và thực hiện thành công phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức hoạt động theo

mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/06/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam không ngừng lớn mạnh và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ bao gồm: Dịch vụ tài khoản, huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, nhờ thu, mua bán ngoại tệ, ngân hàng đại lí, bao thanh toán và các dịch vụ khác theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Tính đến hết 2013, bên cạnh Hội sở chính, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có 01 Sờ giao dịch và 79 chi nhánh với 333 phòng giao dịch hoạt động tại 47/63 tỉnh thành phố trong cả nước, có quan hệ ngân hàng đại lí tại hơn 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.[15]

Hình thành với nền tảng vững chắc, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam đang từng bước khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam, là thành viên của hiệp hội quốc tế như: Hiệp hội ngân hàng Châu Á, ASEAN Pacific Bankers Club, tổ chức thanh toán toàn cầu Swift, tổ chức thẻ quốc tế Visa Card, Master Card. Ngoài ra Ngân hàng TMCP Ngoại thương còn đạt được những thành tựu nổi bật không chỉ trong nước mà còn mang tầm quốc tế. Các giải thưởng do tạp chí nước ngoài trao tặng như: Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền mặt tốt nhất Việt Nam đối với đồng nội tệ do định chế tài chính bình chọn (báo Asiamoney), ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013, ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất Việt Nam năm 2013 (báo FinanceAsia), ngân hàng đối tác tốt nhất Việt Nam (báo the Asian Banker), là đại diện duy nhất của Việt Nam 6 năm liên tiếp (2008- 2013) nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam” (tạp chí Trade Finance)….Các giải thưởng trong nước mà ngân hàng được trao tặng như: 3 năm liên tiếp (2011-2013), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được Hội đồng Thương hiệu Quốc gia công nhận và trao tặng biểu trưng Thương hiệu Quốc gia, thương hiệu mạnh Việt Nam 10 năm liên tiếp (2003 - 2013) do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức vinh danh, Ngân hàng được người tiêu dùng ưa thích năm 2013 do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN tổ chức tôn vinh…

Là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam rất chú trọng xây dựng mô hình tổ chức hoàn chỉnh, với việc phân chia cấp quản lí và cấp nghiệp vụ rõ ràng, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, dưới Đại hội đồng cổ đông là Hội đồng quản trị và các Ủy ban.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lí tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

HỆ THỐNG CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH VÀ MẠNG LƯỚI CÁC CHI NHÁNH

Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị Ủy ban Quản lí

rủi ro Ủy ban Nhân

sự Uỷ ban Chiến

lược

Kiểm toán nội bộ Giám sát hoạt

động

Tổng giám đốc và Ban điều hành

Hội đồng tín dụng Trung ương, ALCO…

Kiểm tra Giám sát, tuân thủ Khối quản lí rủi ro Khối ngân hàng bán buôn Khối kinh doanh và quản lí vốn Khối ngân hàng bán lẻ Khối tác nghiệp Khối tài chính kế toán Các bộ phận hỗ trợ

2.1.2. Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là “nguồn nguyên liệu” chính cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Càng ngày sức nóng trong cạnh tranh về huy động vốn càng gia tăng thể hiện tầm quan trọng của hoạt động này đối với tổng thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương đã chú trọng thực hiện tốt hoạt động này.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế 241,700 303,942 334,259

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB năm 2011- 2013)

Nhìn vào bảng 2.1, ta thấy từ năm 2011- 2013, huy động vốn từ nền kinh tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tăng liên tục. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 62242 tỷ đồng, tương ứng với 25.75%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 30317 tỷ đồng, tương ứng với 9.97%. Quy mô huy động vốn liên tục tăng đã khẳng định được uy tín và vị thế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam vẫn là địa chỉ tin cậy của khách hàng trong bối cảnh ngành ngân hàng trong năm 2012-2013 vừa qua liên tục trải qua các vụ án kinh tế lớn liên quan đến các vị lãnh đạo chủ chốt như Huyền Như, bầu Kiên…

2.1.2.2.Tình hình sử dụng vốn

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục là một dấu hiệu tốt, tuy nhiên việc sử dụng nguồn vốn phù hợp với quy mô tăng trưởng của nó mới đem lại hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 32 - 86)