ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 63 - 65)

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Trong dài hạn, mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là: “Xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn ngân hàng tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam; mang lại cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất; hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động. Vietcombank phấn đấu trở thành một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.”, thực hiện tốt phương châm “ An toàn và hiệu quả kinh doanh là mục tiêu hàng đầu, hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng.”[15]

Trong ngắn hạn, giai đoạn 2014 – 2015, Ngân hàng TMCP Việt Nam đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm sau :

Thứ nhất, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, kiên quyết không hạ chuẩn cho vay.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác khách hàng, coi công tác phát triển khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quyết định trong năm 2014.

Thứ ba, tích cực tìm mọi biện pháp thu hồi nợ đã dự phòng rủi ro.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên nguyên tắc đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn.

Thứ năm, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, giữ vững thị phần.

Thứ sáu, rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và công ty con để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Thứ bảy, hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới.

Thứ tám, tiếp tục đổi mới phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo đội ngũ nhân lực có chất lượng cao.

Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh tiến độ dự án, nâng cao năng lưc hoạt động.

Thứ mười, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao khả năng phát hiện sớm rủi ro.

Mười một, tiếp tục triển khai hợp tác với Mizuho.

Cuối cùng, chủ động tham gia các hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ cộng đồng. Trên cơ sở những chiến lược ngắn hạn và dài hạn trên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã xác định định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong giai đoạn hội nhập sắp tới như sau:

Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn nhưng vẫn sẽ tiếp tục phát triển không ngừng. Bảo lãnh là một dịch vụ đặc biệt, tăng trưởng cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu của khách hàng. Do vậy trong giai đoạn 2014- 2020, nhu cầu bảo lãnh có nhiều khả năng sẽ tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, kế hoạch đặt ra cho nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB là tăng trưởng hoạt động bảo lãnh về doanh thu, doanh số phát hành, số món phát hành đi đôi với nâng cao chất lượng bảo lãnh để đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí để đạt hiệu quả, giữ vững tốc độ tăng trưởng 20%/năm, tích cực phát huy thế mạnh, nỗ lực củng cố vị thế, tăng cường mở rộng thị phần.

Thứ hai, hoàn thiện quy trình, thủ tục, hồ sơ. Trên cơ sở quy trình ban hành, chuẩn hóa mẫu biểu, tư vấn, hướng dẫn khách hàng cụ thể quy trình tiếp nhận hồ sơ và luân chuyển chứng từ chuyển tiếp đi nước ngoài và tài trợ thương mại giữa phòng Giao dịch và các phòng nghiệp vụ.

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bảo lãnh đáp ứng nhu cầu thực tế đi đôi với chính sách đa dạng hóa khách hàng. Các dịch vụ bảo lãnh mới hướng tới các đối tượng khách hàng tiềm năng, khách hàng mới như các khách hàng cá nhân với dịch vụ bảo lãnh du học, đại lí bán vé máy bay…Giữ khách hàng truyền thống và thu

hút khách hàng tốt bằng thái độ phục vụ, chính sách ưu đãi về phí dịch vụ và chính sách quảng cáo, tuyên truyền.

Thứ tư, mở rộng kênh phân phối dịch vụ bảo lãnh đến từng phòng Giao dịch, phát huy tinh thần làm việc với khách hàng qua email, fax, đến tận nơi nhận và giao hồ sơ, phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ liên quan như tín dụng và thanh toán quốc tế.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sự tự tin và bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, có chính sách đào tạo kịp thời, gắn kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đạo đức và trình độ, xây dựng thế hệ kế thừa vững mạnh, có đủ tâm và đủ tầm.

Thứ sáu, trước mắt khắc phục các điểm hạn chế của các chương trình công nghệ, phần mềm sử dụng trong hoạt động bảo lãnh.

Thứ bảy, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, định chế tài chính trong nước và các ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức, định chế tài chính trên thế giới. Trên cơ sở phát huy thế mạnh của mình và tận dụng lợi thế của các ngân hàng khác để hoàn thiện và phát triển những điểm còn hạn chế trong hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh.

Cuối cùng, thực hiện tốt chương trình văn hóa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường tài chính - ngân hàng và đối với khách hàng doanh nghiệp cũng như khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)