Kiến nghị với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 81 - 86)

Bảo lãnh ngân hàng không chỉ đóng vai trò quan trọng với ngân hàng mà còn cần thiết cho nền kinh tế và các doanh nghiệp. Bảo lãnh ngân hàng đem lại cho các doanh nghiệp những hợp đồng kinh tế trong nước và nước ngoài với giá trị lớn do làm tăng sự tin tưởng của các bên. Vì vậy, sự phối hợp giữa khách hàng và ngân hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi là tất yếu. Để tăng tính hiệu quả của bảo lãnh, ngoài sự nỗ lực của ngân hàng thương mại thì sự giúp đỡ và phối hợp từ phía khách hàng là rất quan trọng. Cụ thể là:

3.3.4.1. Chủ động hỗ trợ thông tin cho ngân hàng chính xác, đầy đủ và kịp thời

Thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng có thể là thông tin của chính khách hàng về tình hình hoạt động, kinh doanh, tình hình tài chính, thực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể là thông tin về đối tác của doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, uy tín, tình hình kinh doanh…Những thông tin này cần được cung cấp chính xác, đầy đủ và kịp thời khi ngân hàng cần để ngân hàng có những chính sách quản lí hạn mức tín dụng phù hợp với từng doanh nghiệp cũng như có những ưu đãi nhất định với những doanh nghiệp tốt. Qua đó, làm giảm rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng của ngân hàng trong hoạt động bảo lãnh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động này.

3.3.4.2. Chấp hành các quy định của ngân hàng về kí quỹ, tài sản thế chấp, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng và cam kết bảo lãnh với ngân hàng.

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng đem lại rủi ro cho ngân hàng. Doanh nghiệp khi muốn ngân hàng bảo lãnh cũng cần được cấp hạn mức tín dụng. Việc doanh nghiệp chấp hành các quy định của ngân hàng về kí quỹ, tài sản thế chấp, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thương mại chứng tỏ doanh nghiệp là khách hàng uy tín của ngân hàng, giảm rủi ro cho ngân hàng và là điều kiện để ngân hàng thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả bảo lãnh ngân hàng.

3.3.4.3. Nhiệt tình tham gia các khảo sát của ngân hàng

Để nắm bắt khách hàng rõ hơn về nhu cầu, ngân hàng thường tổ chức các nghiên cứu thị trường và chuẩn bị các bảng hỏi gửi tới khách hàng. Khi nhận được các bảng hỏi này, doanh nghiệp nên hưởng ứng nhiệt tình, trả lời chính xác và chân thật,

đầy đủ các nội dung, thể hiện đúng nhu cầu của mình, sẵn sàng đưa ra các nhận xét của doanh nghiệp về cả những điểm được và chưa được của ngân hàng. Việc này sẽ giúp ngân hàng có được cái nhìn tổng quan về chất lượng dịch vụ bảo lãnh mà mình đang cung cấp, từ đó có những biện pháp thích hợp để cải thiện chất lượng dịch vụ, làm tăng doanh thu và hiệu quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Đồng thời việc doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với ngân hàng cũng tạo dựng uy tín của doanh nghiệp với ngân hàng, chứng tỏ sự trung thành và minh bạch của doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp cơ hội tiếp xúc với các tiện ích, sản phẩm ưu đãi của ngân hàng dành cho khách hàng thường xuyên, đặc biệt là với các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh ở cả ngân hàng và doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở đưa ra những lí luận liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu ở Chương 1, phân tích thực trạng hiệu quả bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ở Chương 2, Chương 3 của khóa luận đã tập trung thực hiện một số nội dung sau :

Thứ nhất, đưa ra những định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và bảo lãnh nói riêng trong thời gian tới của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Thứ hai, đưa ra hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Quốc hội, NHNN và khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa ra các giải pháp đồng bộ cho việc nâng cao hiệu quả bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

KẾT LUẬN

Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Tuy ra đời chưa lâu nhưng hoạt động này lại đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế, ngân hàng, các cá nhân và doanh nghiệp tham gia kí kết hợp đồng thương mại. Là một mảng kinh doanh của ngân hàng, có liên quan và hỗ trợ các dịch vụ khác như tín dụng, thanh toán quốc tế cùng phát triển, hiệu quả bảo lãnh nâng cao sẽ góp phần thúc đẩy những nghiệp vụ này phát triển, khẳng định uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính - ngân hàng, tăng thu nhập cho ngân hàng và là chất xúc tác cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.

Trên cơ sở hướng tới những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo lãnh đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, khóa luận đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, về mặt lí luận, đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả bảo lãnh ngân hàng của ngân hàng thương mại như khái niệm, các bên tham gia, chức năng và vai trò, phân loại, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả, nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm của các ngân hàng quốc tế và bài học đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được, nhìn ra những hạn chế và nguyên nhân.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu lí luận ở Chương 1 và thực trạng ở Chương 2, khóa luận đề xuất một hệ thống các giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm khắc phục hạn chế trong đảm bảo thực hiện hiệu quả bảo lãnh. Các giải pháp, kiến nghị có thể được ứng dụng ngay nhưng cũng có thể chỉ mang tính đề xuất, cần được nghiên cứu sâu hơn để đề ra chiến lược cụ thể. Hi vọng những giải pháp, kiến nghị trong khóa luận phần nào giải quyết được những hạn chế, tồn tại mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đang gặp phải.

Do thời gian thực tập tại ngân hàng không nhiều, cùng với những hạn chế trong trình độ và nghiên cứu khoa học, khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý của qúy thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bernard Guerrien, Nguyễn Đôn Phước dịch (2007), Từ điển Phân tích kinh tế, Nhà xuất bản Tri thức.

2. Nguyễn Ngọc Chiến (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

3. Nguyễn Hữu Đức (2013), “Bàn về một số bất cập của quy định về bảo lãnh ngân hàng”, xem tại http://www.vapcf.org.vn.

4. Xuân Đương (2013), “Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp đi vào hoạt động: Doanh nghiệp kì vọng gì?”, Báo Công an thành phố Đà Nẵng.

5. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2013), Cơ sở khoa học và thực tiễn về lựa chọn mô hình trong thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện, Học viện Ngân hàng.

6. TS. Trần Huy Hoàng (2004), “Các loại bảo lãnh ngân hàng trong xây dựng cơ bản hạn chế và kiến nghị”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 164.

7. Hội đồng quốc gia (2012), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 28/2012/TT – NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

9. Tập thể giảng viên bộ môn Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2013),

Bài giảng môn Tài trợ thương mại quốc tế.

10.Tập thể giảng viên bộ môn Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2013),

Tài liệu học tập môn Tài trợ thương mại quốc tế.

11.GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế. Cập nhật UCP 600 & ISBP 681, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12.GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

13.GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14.Báo cáo kinh doanh phòng Bảo lãnh tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ năm 2011- 2013.

15.Báo cáo thường niên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam năm 2011- 2013.

16.Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013), Quyết định 168/QĐ – NHNT.HĐQT về việc ban hành quy chế bảo lãnh.

17.Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Ngoại thương Việt Nam (2013), Quyết định 288/QĐ – VCB.CSTD về quy trình bảo lãnh ngân hàng. 18.Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

(2008), Quyết định 348/QĐ – NHNT.KHDN về biểu phí dịch vụ bảo lãnh.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

19.International Chamber of Commerce (1998), The International Standby Practices (ISP 98).

20.International Chamber of Commerce (2009), Uniform Rules for Demand Guarantees 758 (URDG 758).

21.International Chamber of Commerce (2013), International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits 745 (ISBP 745).

III. Các website

22.Cổng thông tin điện tử Vietcombank: http://www.vietcombank.com.vn/. 23.Cổng thông tin điện tử NHNN: http://www.sbv.gov.vn/.

24.Cổng thông tin Tổng cục Hải quan: http://www.customs.gov.vn/. 25.Trang web của Phòng Thương mại quốc tế: http://www.iccwbo.org/.

26.Trang web của ANZ: http://www.anz.com/vietnam/vn/. 27.Trang web của HSBC: http://www.hsbc.com.vn/.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh đối với ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam_ Khóa luận tốt nghiệp (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)