3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.2. Một số triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh
Mẫu gà nguyên con được thu thập tại ổ dịch, chuyển về Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương để xét nghiệm. Kết quả cho thấy các mẫu xét nghiệm (45 mẫu) đều dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
Chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát các triệu chứng lâm sàng trên 45 gà đã thu thập từ ổ dịch. Kết quả được tổng hợp trên bảng 3.7.
Bảng 3.7. Triệu chứng lâm sàng ở gà mắc cúm A/H5N1
STT Triệu chứng lâm sàng Số con quan sát Số con có biểu hiện Tỷ lệ (%) 1 Kém ăn 45 45 100
2 Bỏ ăn, uống nhiều nước 45 45 100
3 Ỉa chảy, phân loãn xanh lẫn trắng 45 45 100
4 Khó thở, há mồm thở dốc 45 36 80
5 Chất nhầy chảy ra từ mũi, mỏ 45 22 48,9
6 Phù nề mắt, đầu sưng to 45 31 68,9
7 Mào tích thâm tím, phù nề 45 31 68,9
8 Xù lông 45 20 44,4
9 Sốt cao 45 21 46,7
12 Đi lại không bình thường, rối
loạn vận động 45 17 37,8
11 Lắc đầu, vảy mỏ 45 17 37,8
Kết quả được tổng hợp trên bảng 3.7 cho ta thấy:
Bệnh thường diễn ra ở thể quá cấp tính và cấp tính. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: Mào tích thâm tím, gà khó thở, chảy nước mũi, lười vận động, rối loạn tiêu hóa, có triệu chứng thần kinh, một số bị xuất huyết, tụ huyết dưới da vùng không lông...
Gà kém ăn, bỏ ăn, uống nhiều nước, phân loãng xanh trắng, mào tích phù nề chiếm tỷ lệ 100%. Tỷ lệ gà có các triệu chứng này cao bởi vì khi gà ở trạng thái bệnh lý thì thường kém ăn dẫn tới bỏ ăn. Mặt khác, đây là một bệnh truyền nhiễm có căn bệnh gây ra với gà ở nhiều lứa tuổi và giống gà khác nhau, virus tấn công vào hệ tiêu hóa một cách nghiêm trọng làm cho gà bị ỉa chảy phân xanh trắng. Đây là triệu chứng chung của nhiều bệnh truyền nhiễm khác nên rất khó trong chẩn đoán phân biệt giữa bệnh cúm gia cầm và các bệnh khác như: Newcastle, Gumboro, CRD...
Gà có triệu chứng khó thở chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 80%). Theo Lê Văn Năm (2004) [16], các bệnh như CRD, viêm khí quản truyền nhiễm cũng có những triệu chứng này nên cũng khó phân biệt trong chẩn đoán.
Các triệu chứng như sốt cao (46,7%), lắc đầu vảy mỏ (37,8%), chất nhày chảy ra từ mũi, miệng (48,9%), gà có triệu chứng thần kinh, đi lại không bình thường (37,8%) là những triệu chứng thường thấy ở bệnh cúm nhưng lại gần giống với bệnh Newcastle.
Triệu chứng phù nề mắt, đầu sưng to chiếm 68,9% gà quan sát. Triệu chứng này không gặp trong bệnh Newcastle nhưng lại khá giống với triệu chứng của bệnh sổ mũi truyền nhiễm.
Gà có biểu hiện mào tích thâm tím, phù nề chiếm tỷ lệ tương đối cao (68,9%). Đây là triệu chứng khá giống với triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng, Newcastle ở mức độ nhẹ nên cũng ít có giá trị trong chẩn đoán.
Gà có triệu chứng xù lông chiếm 44,4%. Đây là triệu chứng để phân biệt với bệnh Newcastle vì trong bệnh Newcastle thì gà có hiện tượng lông xơ xác, sã cánh, cụp đuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong bệnh cúm không cao, gà mắc ở thể quá cấp tính thường chết ngay khi lông vẫn mượt nên triệu chứng này không phải lúc nào cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán.
Triệu chứng tụ huyết, xuất huyết dưới da chân vùng không lông tuy thấp, chỉ chiếm 26,7% nhưng là một triệu chứng không gặp ở bệnh nào khác của gia cầm. Triệu chứng này ít gặp ở những ca bệnh đã được tiêm phòng, gặp nhiều ở những ổ dịch không được tiêm phòng và có chủng virus cường độc do trong máu không có kháng thể phòng bệnh.
Như vậy, đây là một triệu chứng để phân biệt rõ rệt giữa bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng...
Qua các triệu chứng trên ta thấy:
Các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm dù ở thể cao hay thấp cũng hay gặp trong các bệnh khác của gia cầm. Duy nhất chỉ có triệu chứng tụ huyết, xuất huyết dưới da vùng chân không lông là có giá trị trong chẩn đoán.
Khi gà mắc bệnh cúm, xuất hiện rất nhiều các triệu chứng như: ỉa chảy, mào tích thâm tím, rối loạn vận động... cho thấy virus cúm gia cầm H5N1 tấn công vào rất nhiều hệ thống trong cơ thể gà: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, thần kinh... gây ra trạng thái bệnh lý rất phức tạp, làm cho cơ quan trong cơ thể suy giảm hoặc mất chức năng sinh học cơ thể.
Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng ở gà mắc bệnh cúm A/H5N1
Ảnh 3.1. Gà xù lông Ảnh 3.2. Gà ỉa phân xanh trắng
Ảnh 3.3. Xuất huyết da chân vùng không lông
Ảnh 3.4. Mào tích tím tái
3.3. Tổn thƣơng đại thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1
Sau quá trình theo dõi, quan sát, chúng tôi thực hiện mổ khám trên đối tượng gà mắc bệnh (đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm A H5N1) để quan sát những biến đổi đại thể trên các cơ quan, tổ chức gà bệnh. Các tổn thương có biểu hiện ở mức độ khác nhau và cũng có thể không đầy đủ tất cả các tổn thương trên một cơ thể gà. Qua các ca mổ, chúng tôi đã tổng hợp lại các tổn thương cơ bản trên bảng sau:
Bảng 3.8: Tổn thƣơng đại thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1
TT Tổn thƣơng đại thể Số con
quan sát
Số con có tổn thƣơng
Tỷ lệ (%)
1 Phổi viêm, xuất huyết 45 45 100
2 Ruột xuất huyết 45 45 100
3 Lách xuất huyết 45 42 93,3
4 Não xung huyết 45 38 84,4
5 Tuyến tụy xuất huyết, hoại tử 45 37 82,2
6 Khí quản xuất huyết, chứa dịch 45 36 80
7 Mỡ phủ tạng xuất huyết 45 12 26,7
8 Dạ dày tuyến xuất huyết 45 36 80
9 Gan sưng, xuất huyết 45 33 73,3
10 Thận sưng, xuất huyết 45 33 73,3
11 Phù keo nhày dưới da đầu 45 31 68,9
12 Tim xuất huyết 45 28 62,2
13 Ổ nhớp xuất huyết 45 22 48,9
14 Túi Fabricius sưng 45 17 37,8
15 Xuất huyết cơ đùi, ngực 45 14 31,1
Kết quả trên bảng 3.8 cho thấy: Các tổn thương đại thể thường gặp ở gà mắc bệnh cúm cũng rất đa dạng, phức tạp. Các tổn thương đại thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ không rõ ràng cho tới rất đặc trưng của bệnh cúm, từ đó có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán bệnh.
Các tổn thương đại thể: Phổi viêm, xuất huyết, ruột xuất huyết là các bệnh tích có tỷ lệ chiếm cao nhất (100%) các mẫu bệnh nghiên cứu. Các tổn thương này góp phần giải thích cho các triệu chứng như: ỉa chảy, chiếm tới 100%, khó thở chiếm 80% trong các ca bệnh quan sát. Các tổn thương này cũng cho chúng ta biết được hệ hô hấp và hệ tiêu hóa là nơi mà virus tấn công và gây tác hại trầm trọng. Tuy vậy, tổn thương này cũng gặp nhiều ở các bệnh truyền nhiễm khác như: Newcastle, CRD, Tụ huyết trùng... nên không có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt.
Khí quản xuất huyết, chứa nhiều dịch nhầy chiếm tỷ lệ khá cao (80%). Tổn thương này cũng góp phần giải thích hiện tượng khó thở ở gà. Ngoài ra, trong các bệnh: viêm thanh khí quản truyền nhiễm, Newcastle,
nấm phổi... chúng ta cũng dễ bắt gặp các tổn thương này.
Khi mổ gà để bộc lộ các cơ quan trong xoang ngực và xoang bụng, ta thấy xuất huyết mỡ phủ tạng theo dạng các điểm hình đinh ghim chiếm (26,7%). Tuy tỷ lệ này không cao nhưng đây là tổn thương rất đặc trưng để phân biệt bệnh cúm với các bệnh phổ biến khác trên gia cầm, đặc biệt ở gà.
Trong các mẫu mổ khám, chúng tôi thấy 62,2% tim và mỡ vành tim xuất huyết, ổ nhớp xuất huyết chiếm (48,9%), cơ đùi và ngực xuất huyết với tỷ lệ không cao 31,1%. Chúng ta có thể bắt gặp các tổn thương này trong các bệnh: Tụ huyết trùng có hiện tượng mỡ vành tim xuất huyết, bệnh Gumboro có hiện tượng cơ đùi và cơ ngực xuất huyết nhưng bệnh
Gumboro thường xảy ra ở gà 3 - 6 tuần tuổi, tỷ lệ xuất huyết cao chiếm 63 - 67% (Nguyễn Bá Thành, 2005) [18], còn bệnh cúm gia cầm thì xảy ra ở
mọi lứa tuổi, bệnh Newcastle cũng có hiện tượng xuất huyết hậu môn. Do đó, cũng chưa thể căn cứ vào những tổn thương này để khẳng định đó là bệnh cúm gia cầm nhưng đây cũng là những thông tin bổ trợ trong việc tổng hợp các triệu chứng và tổn thương bước đầu để có định hướng trong chẩn đoán bệnh.
Gan sưng, xuất huyết, tạo thành những điểm trên bề mặt gan. Trong một số mẫu còn quan sát thấy những điểm hoại tử trắng. Tỷ lệ này chiếm 73,3% số mẫu nghiên cứu. Tổn thương này ở gan cũng có thể thấy trong các bệnh khác như Newcastle, Marek, Tụ huyết trùng...
Dạ dày tuyến xuất huyết ở tỷ lệ 80% trong các mẫu nghiên cứu. Tổn thương này rất phổ biến ở các ca bệnh do virus cúm gây ra nhưng cũng là tổn thương khá đặc trưng của bệnh Newcastle.
Não xung huyết chiếm tỷ lệ khá cao (84,4%). Biến đổi này ở gà bị bệnh có thể lý giải triệu chứng thần kinh như rối loạn vận động (chiếm 37,8%). Tuy nhiên, biến đổi này cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong bệnh
Newcastle.
Qua quan sát triệu chứng lâm sàng, ở đầu và mặt có hiện tượng phù, kết hợp với mổ khám cho thấy hiện tượng phù keo nhày dưới da đầu với tỷ lệ 68,9%. Tổn thương này cũng là một trong những tổn thương đặc trưng của bệnh cúm gia cầm.
Một điểm nổi bật nữa khi nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể ở gà mắc bệnh cúm gia cầm là tổn thương tuyến tụy: xuất huyết và hoại tử, chiếm tỷ lệ 82,2% gà mổ khám. Ở các bệnh khác: Newcastle, CRD, tụ huyết trùng... có rất nhiều tổn thương tương tự bệnh cúm gia cầm nhưng bệnh tích ở tuyến tụy thì không có đặc điểm như vậy. Do đó, biến đổi này có thể sử dụng trong chẩn đoán phân biệt bệnh cúm gia cầm với bệnh khác.
Ngoài ra, còn có tổn thương lách xuất huyết (93,3%), thận sưng và xuất huyết (73,3%). Sự kết hợp của tổn thương ở hai cơ quan này với các đặc điểm khác rất có ý nghĩa trong tổng hợp các tổn thương, triệu chứng để chẩn đoán bệnh chính xác.
Túi Fabricius sưng là bệnh tích ở gà mắc cúm với tỷ lệ chiếm 37,8%, giống như bệnh Gumboro nhưng khác ở chỗ là các nếp nhăn của túi Fabricius trong bệnh cúm khi bộc lộ ra vẫn đều, tỷ lệ này thấp hơn so với bệnh Gumboro.
Như vậy, các tổn thương đại thể ở gà mắc bệnh cúm gia cầm rất đa dạng và khác nhau. Nó biểu hiện ở hầu hết các cơ quan với mức độ cũng khác nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Văn Năm (2004) [17] về các biến đổi ở mào tích, khí quản, phổi, tim, ruột và túi Fabricius.
Kết quả mổ khám cho thấy, những tổn thương đại thể quan sát được ở các cơ quan của gà bị bệnh đã lý giải được các triệu chứng của gà mắc bệnh cúm gia cầm. Mặt khác, còn thấy được sự tấn công của virus cúm gia cầm H5N1 đã gây ra các biểu hiện có tính toàn thân và khi mắc bệnh thì biểu hiện bệnh lý thường nặng nề dẫn tới tỷ lệ chết cao.
Các tổn thương đại thể của gà mắc bệnh cúm gia cầm thường giống với một số bệnh truyền nhiễm hay gặp ở gà. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh cúm gia cầm cần có sự kết hợp nhiều thông tin về diễn biến bệnh: đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và đặc biệt phải chú ý tới một số triệu chứng đặc trưng: phù keo nhày dưới da đầu, xuất huyết mỡ phủ tạng và hoại tử tuyến tụy.
Một số hình ảnh tổn thƣơng đại thể của gà mắc bệnh cúm A/H5N1
Ảnh 3.5. Phù keo nhày dƣới da đầu Ảnh 3.6. Não xuất huyết
Ảnh 3.7. Khí quản xuất huyết Ảnh 3.8. Tim xuất huyết
Ảnh 3.11. Lách xuất huyết Ảnh 3.12. Dạ dày tuyến xuất huyết
Ảnh 3.13. Thận xuất huyết Ảnh 3.14. Ruột xuất huyết
3.4. Tổn thƣơng vi thể trên gà mắc bệnh cúm A/H5N1
Từ các mẫu xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm H5N1, các mẫu này được lấy làm tiêu bản để nghiên cứu mức độ tổn thương ở mức độ vi thể. Chúng tôi tiến hành lấy 10 con gà mắc bệnh điển hình nhất. Ở mỗi mẫu nguyên con, chúng tôi tiến hành lấy nhiều cơ quan để nghiên cứu: Não, tim, phổi, gan, lách, thận, ruột, dạ dày tuyến... Mỗi cơ quan, chúng tôi tiến hành làm 2 block, mỗi block chọn ra 1 tiêu bản đẹp, rõ nhất để quan sát.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa trên những tiêu bản dương tính điển hình và rất điển hình, được tổng hợp trên bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tổn thƣơng vi thể ở gà mắc bệnh cúm A/H5N1
TT Cơ quan nghiên cứu N
Tổn thƣơng vi thể
Xung huyết Xuất huyết Hoại tử tế bào Thoái hóa tế bào Thâm nhiễm tế bào viêm
N (+) % N (+) % N (+) % N (+) % N (+) % 1 Phổi 20 18 90 16 80 2 10 4 20 18 90 2 Khí quản 20 20 100 16 80 6 30 9 45 17 80 3 Tim 20 14 70 17 85 9 45 17 85 14 70 4 Gan 20 20 100 19 95 17 85 18 90 20 100 5 Lách 20 20 100 20 100 4 20 5 25 20 100 6 Thận 20 20 100 20 100 8 40 9 45 20 100 7 Não 20 20 100 18 90 0 0 0 0 15 75 8 Dạ dày tuyến 20 18 90 16 80 8 40 8 40 20 100 9 Ruột 20 20 100 20 100 10 50 16 80 20 100 10 Tuyến tụy 20 20 100 20 100 16 80 20 100 20 100
Từ kết quả trên bảng 3.9 cho thấy: Hầu hết các cơ quan trong cơ thể gà đều có biến đổi vi thể. Sự biến đổi này tập trung chủ yếu ở các cơ quan có tính biệt hóa cao như: phổi, gan, thận, não...
Ở phổi: Quan sát các block thấy có 90% có biểu hiện xung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm, 80% xuất huyết, tỷ lệ hoại tử là 10%và thoái hóa tế bào là 20%. Hiện tượng xung huyết và xuất huyết ở phổi có thể quan sát rất rõ trên hình ảnh chụp được, các tế bào hồng cầu tập trung lấp đầy mạch quản và tràn ngập trong lòng phế nang khi thành mạch bị tổn thương. Bên cạnh sự tràn ngập của tế bào hồng cầu ra lòng phế nang còn quan sát thấy sự thâm nhiễm tế bào viêm ở hầu hết các tiêu bản quan sát, vách phế nang dày lên. Qua đây cho thấy sự tổn thương trầm trọng ở phổi của gà mắc bệnh cúm làm phổi giảm chức năng vốn có của nó.
Khí quản: Xung huyết chiếm tỷ lệ 100% số block nghiên cứu, xuất huyết chiếm tỷ lệ 80%, 30% hoại tử tế bào, 45% thoái hoái tế bào và thâm nhiễm tế bào chiếm tỷ lệ khá cao (80%). Bên cạnh đó, ở cấp độ vi thể còn quan sát được sự phá hủy cấu trúc của khí quản một cách trầm trọng.
Tim: Biến đổi vi thể điển hình của cơ tim trong bệnh cúm là cơ tim bị hoại tử, các sợi cơ tách biệt nhau, xen vào đó là dịch phù chứa đầy trong kẽ các sợi cơ và các tế bào hồng cầu bị chèn ép, xâm lấn các sợi cơ làm cấu trúc tim bị phá hủy. Có lẽ đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tim gà mắc bệnh cúm bị nhão.
Gan: Là cơ quan có chức năng khá phức tạp nên gan là cơ quan dễ bị tổn thương, diễn biến quá trình bệnh lý của gan phụ thuộc vào thời gian của virus xâm nhập vào cơ thể. Sự tổn thương của gan ngoài sự xung huyết (100%) và xuất huyết (95%) còn tập trung vào sự tổn thương của tế bào gan như: Thâm nhiễm tế bào viêm (100%), thoái hóa (90%), hoại tử (85%).